Vẻ đẹp Sapa trong sương mù

Sa Pa từ lâu đã được biết đến như một Châu Âu thu nhỏ của Việt Nam với khí hậu cận ôn đới đặc trưng quanh năm mây phủ. Với vẻ đẹp buồn, sương mù Sa Pa có sức cuốn hút đặc biệt với tất cả du khách khi đặt chân tới vùng đất này.

Ruộng bậc thang ở Sapa

Nét chấm phá kì khôi, sự giao thoa hài hòa giữa thiên nhiên và bàn tay còn người đã làm nên khung cảnh tuyệt đẹp nhất trên từng ngọn lúa ở ruộng bậc thang Sapa đã khiến không biết bao du khách, biết bao người đồng bằng tới Sapa được dịp ngỡ ngàng.p.

Nhà thờ đá cổ Sapa

Nhà thờ đá cổ Sapa trên phố núi giữa đêm mờ sương giống như một biểu tượng của xứ sở Sapa, của đất trời Tây Bắc.

Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

Kinh nghiệm đi du lịch Sapa bằng tàu hỏa


Sapa thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan và nghỉ dưỡng. Một trong những phương tiện được nhiều người lựa chọn để đi du lịch Sapa đó chính là tàu hỏa. Tàu hỏa là một phương tiện an toàn và tiết kiệm thế nhưng nếu bạn ít đi tàu hỏa hoặc chưa đi tàu hỏa bao giờ thì bạn nên trang bị cho mình những kinh nghiệm cần có cho một chuyến đi thuận lợi và tốt đẹp.


1.Mua vé:
Nếu đã chắc chắn ngày khởi hành thì bạn nên mua vé Tàu sớm, điều này không những giúp bạn tránh được tình huống xấu là không mua được vé (ảnh hưởng đến lịch trình đi) mà còn có thể giúp bạn tiết kiệm được một ít kinh phí. Nếu đặt mua vé tàu càng sớm thì bạn càng có cơ hội được mua vé càng rẻ.

Chú ý: Nếu bạn đi du lịch Sapa 3 ngày 2 đêm vào các dịp lễ Tết thì cần mua trước khoảng 1 tháng hoặc sớm hơn.


2. Chỗ ngồi:
Tại Việt Nam, chổ ngồi trên Tàu có các loại sau: ghế cứng, ghế cứng điều hòa, ghế mềm, ghế mềm điều hòa, giường nằm… mỗi hạng ghế ngồi sẽ có mức giá tương ứng. Ghế cứng thì rẻ hơn so với ghế mềm và giường nằm.
Cần nắm rõ quãng đường di chuyển để lựa chọn ghế ngồi phù hợp:
Ví dụ: Quãng đường từ Hà Nội đi Sapa khoảng 400km cho nên bạn có thể ngồi ghế mềm máy lạnh hoặc thậm chí là ghế cứng để tiết kiệm một phần kinh phí. Giường nằm là sự lựa chọn tốt nhất cho các chuyến hành trình dài.


3. Thức ăn:
Hiện nay giá vé Tàu không bao gồm các suất ăn trên Tàu như trước đây. Với các chuyến hành trình ngắn thì không sao, với các chuyến hành trình dài thì vấn đề ăn uống đôi khi là một vấn đề.
. Thức ăn trên Tàu: Bạn có thể mua suất ăn từng bữa ngay trên Tàu (được phục vụ tận chổ ngồi). Tuy nhiên thức ăn trên Tàu tương đối lạnh (do bảo quản), không ngon và… chổ ăn lại chật hẹp, không thoải mái (nếu ngồi ghế). Để có nhiều sự lựa chọn hơn về món ăn, để có một chổ ngồi ăn rộng rãi hơn bạn có thể đến nhà bếp của Tàu (thường là toa cuối cùng của đoàn Tàu) để dùng bữa.
. Mua thức ăn tại các Ga dừng: Trong chặng hành trình Tàu sẽ dừng ở một số Ga lớn (để tránh Tàu hoặc để đón khách), tại đây bạn có thể tranh thủ ít thời gian để tìm cho mình một ít thức ăn.
. Mang thức ăn theo: Nên mang theo một ít thức ăn khi đi Tàu. Đặc biệt với những chặng hành trình ngắn thì đó có lẽ là cách hay nhất. Bạn nên lưu ý rằng các chuyến tàu du lịch Hà Nội – Lào Cai – Hà Nội không phục vụ ăn uống trên tàu. Bạn nên mang theo thức ăn hoặc ăn tối trước khi lên tàu.


4. Hành lý mang theo:
Nên mang hành lý gọn nhẹ. Nó không chỉ tiện cho bạn khi di chuyển mà còn dễ quản lý hành lý khi ngồi trên Tàu. Nên đặt hành lý gần cho ngồi của mình.
Đồ dùng cá nhân hàng ngày nên để vào một túi riêng để tiện cho việc sử dụng khi cần.


5. Tập di chuyển
Dù đi Tàu có phần thoải mái hơn đi xe nhưng bạn cũng không tránh khỏi những mỏi mệt, bức bối do việc ngồi quá lâu gây ra. Nên tăng cường đi lại hoặc tập một số bãi tập dãn cơ ngay tại chổ ngồi.


6. Vệ sinh
Mỗi toa Tàu thường chỉ có một nhà vệ sinh mà thôi, số lượng ít mà người sử dụng lại nhiều nên không tránh khỏi những lúc “quá tải” hoặc hết nước (đặc biệt là buổi sáng).
Bạn nên thức dậy sớm hơn một tí hoặc cũng có thể là chờ Ga dừng tiếp theo để vệ sinh.
Chú ý: Khi Tàu dừng, cửa và hệ thống nước trên Tàu sẽ bị khóa lại, bạn có thể sử dụng nhà vệ sinh của Ga dừng.


7. Mua sắm
Khi tới những Ga dọc đường, bạn nên cẩn thận với đồ lưu niệm hoặc đồ ăn, thức uống bán rong. Thay vì mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng hoặc thức ăn, nước uống không hợp vệ sinh, bạn nên mua sản phẩm đóng hộp có tên tuổi thương hiệu.

8. Nếu có bất cứ rắc rối nào về dịch vụ hay sự cố trên Tàu bạn hãy liên hệ ngay với trưởng toa (người phụ trách toa – mỗi toa có ít nhất một người phụ trách) hoặc nhân viên của Tàu.
Trên đây là một vài kinh nghiệm du lịch Sapa giá rẻ bằng tàu hỏa, hãy trang bị cho mình thêm những kinh nghiệm có ích khác để có một chuyến đi thuận lợi và an toàn nhé. Chúc bạn may mắn.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015

Cách làm đặc sản mứt táo mèo cực ngon ở Sapa



Táo mèo là một đặc sản rất phổ biến ở Sapa, táo mèo có nhiều công dụng tốt được nhiều người mua về làm dùng hoặc làm quà cho người thân. Ngoài ra táo mèo có thể dùng làm mứt rất ngon, chắc chắn mứt táo mèo sẽ làm hài lòng bạn khi bạn thưởng thức. Dưới đây là cách tự làm mứt táo mèo bạn có thể tham khảo nhé.





                                                               Mứt táo mèo Sapa
        >>>>Xem thêm: Đến Sapa thưởng thức đặc sản đào rọ

Mứt táo mèo Sapa là món rất đặc trưng của thành phố sương mù, vì táo mèo là 1 vị thuốc chữa bệnh nên món ăn này luôn được du khách mua về rất nhiều trong những tour du lịch Sapa 2 ngày 3 đêm. Cách làm mứt táo mèo cũng không hề khó.

NGUYÊN LIỆU:

Táo mèo tươi 1kg
Đường 1kg
Vanilla

CÁCH LÀM:

Bước 1: Sơ chế

- Rửa sạch táo

- Thái táo mèo thành từng miếng mỏng

- Ngâm táo mèo miếng với muối để qua đêm


Bước 2: Chế biến

- Vớt táo mèo khỏi nước muối rồi phơi 1 nắng để miếng táo mèo hơi heo héo.

- Đổ đường vào táo mèo, xóc đều lên rồi ngâm qua đêm

- Cho táo mèo vào chảo dày, xao với lửa nhỏ nhỏ

- Đường gần cạn thì cho vanilla vào bạn nhé, lúc này bạn hãy đảo nhẹ thật là đều tay khoảng 1 phút nhé.

Táo mèo phải được thái mỏng

Bước 3: Thưởng thức

Mứt táo mèo là một món ăn rất tốt cho sức khỏe, cách làm mứt táo mèo không hề khó, bạn hãy thử làm nhé. Tham gia tour du lịch Sapa giá rẻ để mua được đào rọ ngon nhé. Chúc bạn thành công.
Nguồn: Tổng hợp

Thứ Hai, 9 tháng 2, 2015

Tục kéo vợ của người dân tộc H"Mông

Sapa có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống và cũng là nơi giao thoa nhiều nền văn hóa đặc sắc của các dân tộc. Những dân tộc thiểu số ở Sapa có nhiều phong tục kì lạ mà ít người biết đến như tục kéo vợ của người H'Mông.

Tục kéo vợ là một nét trong văn hóa rất đặc trưng của người H’Mông . Bạn sẽ là người may mắn khi gặp một lễ kéo vợ trong chuyến du lịch Sapa 3 ngày 4 đêm. Truyền thống người H’Mông ở Sa Pa vốn rất tôn trọng phái nữ gần như mẫu hệ.


Thiếu nữ H'Mông

Trong cuộc sống mặc dù đôi trai gái đã yêu nhau từ trước nhưng đến lúc lấy nhau thật thì cũng phải tổ chức lễ kéo vợ thì cô gái mới chịu về nhà chồng, không có cô gái H’Mông nào tự bước chân về nhà chồng, điều này thể hiện sự danh giá của người con gái .

* Chuẩn bị đi kéo vợ: Khi người con trai được phép lấy vợ, cả nhà trai sẽ tập trung cùng lo,đoàn người kéo vợ phải có ít nhất 5 người chính thức và một số người làm công tác phụ giúp. Họ người bao gồm: Một cô gái trẻ chưa chồng khác họ nhà trai, một chàng trai chưa vợ khác họ với, một người bác ruột có hiểu biết cầm trịch, và chú rể, 1 người cô hay dì đại diện mẹ chú rể cùng một số bạn trai trẻ biết cách kéo vợ.

Trước khi đi cả đoàn sẽ cùng nhau hội ý, khi đi chia ra tốp để tránh sự nghi ngờ. Con trai cùng phù rể đi trước, phù dâu cùng người đại diện mẹ nhà trai theo sau, người cầm trịch và tốp kéo hộ đi sau cùng. Khi tới điểm hẹn, chàng trai hẹn người yêu đến cùng tâm sự tại 1 địa điểm thuận lợi. Mọi người sẽ nấp vào các bụi rậm, khi cô gái xuất hiện chàng trai chào hỏi giữ chân cô gái lại để cô gái không đề phòng.

*Bắt đầu kéo: Chàng trai tán tỉnh cô gái một lúc, chàng sẽ tóm tay cô gái nói: Lần này ta kéo em về làm vợ ta đây. Sau đó chàng trai giữ chặt lấy người yêu, những người kéo giúp nhấc bổng cô gái rồi chạy biến về nhà chồng.
Lễ kéo vợ người H’Mông ở Sapa

Nếu như cả đội gặp sự phản ứng của nhà gái thì hội kéo cứ kéo, còn người cầm trịch ở lại hát đối đáp với người nhà gái, chú rể cũng ở lại để tạ lỗi với người nhà gái. Khi gần về nhà trai, đoàn kéo vợ sẽ cử một người chạy trước báo cho người nhà chú rể bắt một đôi gà bao gồm 1 gà mái tơ, 1 gà trống chưa gáy đợi ở cửa chính khi cô dâu về thì làm lý gọi hồn, xong xuôi mang gà mổ thịt làm cơm đãi đoàn người giúp kéo. Trong bữa cơm này nhà trai sẽ mời 1 người có hiểu biết đến dùng cơm, sau đó người này sẽ giúp nhà trai sang nhà gái báo tin rằng nhà trai đã kéo được con gái họ về. Nhà trai lúc này sẽ mang 1 gói thuốc lá tự trồng, 1 sừng trâu rượu làm lễ vật báo tin.

Khi cô dâu về, nhà trai sẽ bố trí để cô dâu và phù dâu ngủ chung ba đêm, đến sáng thư ba họ sẽ giã bánh dầy đưa cô dâu để cô về nhà lấy đồ thay. Đoàn người lúc này gồm cô dâu, chú rể, cha/mẹ chú rẻ, phù dâu, đến nhà gái chú rể sẽ phải quỳ lậy tất cả các thành viên trong gia đình nhà gái để làm quen với họ. Nhà gái khi này sẽ tổ chức bữa cơm tiếp đãi đoàn khách nhà trai, tại bữa cơm người đại diện nhà gái là bà dì hay bà cô sẽ hỏi cô gái là cô có thể chung sống cả đời chàng trai được không? Cô gái sẽ vui vẻ trả lời đồng ý . Như vậy nhà gái mới yên tâm dọn đồ để cô gái cầm về nhà chồng.

Nghĩa là 3 ngày vừa rồi là 3 ngày cô dâu sống thử ở nhà chàng trai để ra quyết định có về làm dâu nhà chàng trai hay không.
Tục kéo vợ là một phong tục độc đáo mang đặc trưng của người dân H"Mông. Nếu bạn được chứng kiến tận mắt tục lệ này thì bạn sẽ thấy nhiều điều kì lạ đó. Hãy đến Sapa để khám phá nhé.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015

Kì vĩ thác tình yêu ở Sapa


Sapa được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều thắng cảnh kì vĩ và tuyệt đẹp. Thác tình yêu ở Sapa được nhiều khách du lịch biết đến, nơi đây đã trở thành một điểm du lịch quan trọng của Sapa.
Thác Tình Yêu - SaPa nằm ở xã San Sả Hổ, cách thị trấn SaPa - Lào Cai 4km theo hướng Tây Nam. Thác nằm trên dòng suối Vàng, bắt nguồn từ đỉnh Fansipan huyền thoại, hai bên rìa thác là thảm thực vật xanh tốt. Do nằm sâu trong vườn quốc gia Hoàng Liên, lại là địa điểm mới được đưa vào khai thác du lịch, nên thác Tình Yêu vẫn giữ được vẻ quyến rũ nguyên sơ vốn có.

Tên gọi thác Tình Yêu bắt nguồn từ truyền thuyết về truyện tình của chàng trai Ô Quí Hồ, con trai cả của thần rừng với nàng tiên thứ 7. Truyền thuyết kể rằng, xưa kia, các nàng tiên rất hay lui tới dòng thác này chơi đùa tắm mát. Trong một lần dạo chơi, nàng tiên thứ 7 đã vô tình bắt gặp chàng trai Ô Quí Hồ đang thổi sáo bên dòng suối Vàng. Tiếng sáo của chàng trong trẻo, ngân vang cả núi rừng khiến nàng mê đắm, đến nỗi quên mất rằng màn đêm đã buông xuống, cửa trời đã đóng nên không thể quay về trời. Đêm đó, do không chịu được cái giá lạnh của núi rừng, nàng đã đến bên bếp lửa của chàng Ô Quí Hồ sưởi nhờ và chuyện tình của 2 người đã nảy nở từ đó. Nhưng rồi một ngày, nhà trời phát hiện và cấm nàng mãi mãi không được xuống trần gian. Vì quá thương nhớ, nàng đã chết và hóa thành con chim lông vàng, ngày ngày bay quanh cổng trời kêu 3 tiếng Ô Quí Hồ da diết mãi không nguôi.

 
Thác Tình Yêu - Sapa

Để đến thác Tình Yêu, du khách sẽ phải đi trên một con đường đất đỏ, xuyên qua rừng trúc bạt ngàn xanh mướt, xen kẽ dưới rừng trúc là những cây hoa đỗ quyên rừng đua nhau khoe sắc quanh năm. Đi hết con đường đất đỏ, du khách sẽ bắt gặp dòng suối Vàng, men con suối lên thượng nguồn, du khách sẽ đến được thác Tình Yêu.

Thác Tình Yêu ngày đêm tuôn những cột nước trắng xóa, dữ dội từ độ cao gần 100m, mang theo cái giá lạnh thấu xương từ đỉnh Fansipan vời vợi lưng trời. Nhìn từ xa, dòng thác trông như một chiếc nón khổng lồ, tuôn những dòng nước trong vắt, mát lạnh xuống một bồn tắm thiên nhiên, nơi những nàng tiên trong truyền thuyết vẫn thường đắm mình. Hai bên thác là thảm thực vật xanh tốt, những bụi trúc gai cùng những thảm cỏ xanh mượt. Nếu may mắn đến thăm thác vào ngày có nhiều sương mù, cảnh vật xung quanh mờ ảo sẽ khiến du khách có cảm giác như đang lạc bước giữa chốn bồng lai.

Thác Tình Yêu SaPa đang dần trở thành điểm đến hấp dẫn, một cái tên quen thuộc với những người yêu du lịch. Đến thăm thác Tình Yêu, du khách sẽ không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên hoang sơ quyến rũ, mà còn có thể đắm mình trong dòng nước mát lạnh, ngả đầu lên một tảng đá rêu phong và để mặc cho dòng nước trong vắt gột bỏ mọi lo toan, mệt nhọc của cuộc hành trình dài. 
Nếu có cơ hội đến Sapa thì bạn đừng bỏ qua việc đến tham quan thác tình yêu đẹp và mộng mơ này nhé. Chúc bạn có một chuyến đi vui vẻ.
Nguồn: Sưu tầm




Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

Những phong tục độc đáo trong lễ cưới hỏi của người Mông

Bạn đã bao giờ đến một lễ cưới của người Mông chưa? Nếu đã từng đến hoặc từng nghe kể thì hẳn bạn sẽ thấy phong tục của người Mông thật độc đáo. Cùng du lịch Sapa đến khám phá những phong tục trong lễ cưới của người Mông nhé.


Trước khi vào nhà, cả đoàn rước dâu phải dừng lại trước cửa để bố chú rể làm phép xua đuổi điềm xấu, đón điều may mắn và làm lễ nhập gia cho cô dâu mới.

Vào mùa xuân, khắp các cung đường Tây Bắc rực rỡ sắc màu thổ cẩm của các thiếu nữ tay trong tay rủ nhau xuống chợ, đi chơi xuân hay tham gia vào lễ cưới ở bản. Người H'Mông thường tổ chức lễ cưới hỏi vào dịp này bởi quan niệm mùa xuân là mùa của vạn vật sinh sôi nảy nở, là lúc thời tiết đẹp và tươi sáng nhất.

Để có những cuộc gặp gỡ, giao duyên và nên vợ nên chồng như vậy, cứ mỗi dịp chợ phiên, nhất là dịp Tết của người H'Mông, con trai con gái ở độ tuổi 13-15 lại rủ nhau xuống chợ. Các thiếu nữ thay những bộ quần áo mới, trang điểm cho mình thêm xinh xắn rồi hòa vào không khí tấp nập của chợ phiên để hẹn hò.

Những chàng trai H'Mông ở Lào Cai, hay Hà Giang... thường chọn cô gái to khỏe, bắp chân săn vồng, cặp mông mẩy nhún nhảy trong làn váy theo mỗi bước đi. Theo quan niệm của họ, những người con gái đó vừa biết làm nương, se sợi, đẻ mắn và khéo nuôi con.



Những cô gái Mông xúng xính váy áo xuống chợ.


Theo phong tục của người H'Mông, hôn nhân phải đủ nghi lễ như dạm hỏi, ăn hỏi và lễ đón dâu, tất cả đều được tổ chức vào ngày lành tháng tốt. Lễ dạm hỏi bắt buộc phải có hai ông mối thông thuộc các bài hát nghi lễ cưới xin, kết nối hai nhà để làm thủ tục dạm hỏi và hẹn ngày đón dâu.

Để chuẩn bị cho đám cưới, gia đình chú rể sẽ mời những người trong dòng họ về cùng bàn bạc và chuẩn bị sắm đồ sính lễ. Ngoài thịt lợn, thịt gà, tiền mặt và một số vật dụng, thuốc lào và rượu ngô là hai thứ không thể thiếu khi mở đầu câu chuyện. Mâm cỗ cúng gia tiên không thể thiếu xôi ngũ sắc và thịt lợn, thường được chính mẹ chú rể hoặc một người phụ nữ lớn tuổi trong gia đình chuẩn bị.

Vào ngày trọng đại, người thân và những người tham dự lễ cưới thường mặc trang phục truyền thống đẹp nhất do chính người phụ nữ H'Mông thêu và may. Khi họ hàng chú rể đã tụ tập đông đủ, trưởng họ bàn giao đồ lễ cho ông mối và cùng nhau kiểm tra đồ lễ thật chu đáo, phân công công việc, họ cùng nhau uống rượu.

Đám cưới người H'Mông bao giờ cũng có phù rể. Sau khi trưởng họ thắp hương trên bàn thờ tổ tiên, trưởng đoàn (ông mối) sẽ hướng dẫn chú rể cùng phù rể vái lạy tổ tiên trời đất (2 lạy tổ tiên, 2 lạy phía ngoài lạy trời đất) rồi đi một vòng quanh bàn để xin phép. Sau đó, họ chuẩn bị lên đường đi đón dâu.

Sau khi ông mối hát bài "Xin chiếc ô đen" và nhận từ tay trưởng họ túi vải, ô, đoàn đón dâu sẽ đến cửa nhà gái. Người ta quan niệm ô để che mưa nắng trên đường rước râu, còn túi để dựng những vật dụng cần thiết của cô dâu khi về nhà chồng.

Khi đến nhà gái, nếu thấy cửa đóng, ông mối sẽ phải hát bài "Xin mở cửa". Thường thì gia đình cô dâu đã mở cửa sẵn sàng đón khách. Sau đó, họ mời nhau hút thuốc. Lời hát bài “Xin bàn ghế” của ông mối vừa dứt thì bàn rượu được bày ra và gia đình 2 bên cùng nhau uống rượu. Ông mối bàn giao đồ lễ cho nhà gái gồm thịt lợn, thịt gà, rượu ngô, mèn mén, cơm xôi, tiền mặt...

Cô dâu lúc này cũng đã chuẩn bị xong bộ trang phục truyền thống do chính tay mình may, ở trong phòng riêng, được mẹ đẻ căn dặn kỹ càng trước khi về nhà chồng. Sau khi nhà trai xin phép, phù dâu sẽ vào buồng và dắt cô dâu ra ngoài.



Một đám cưới người Mông được tái hiện.

Phù rể sẽ cùng chú rể quỳ lạy tổ tiên, vái lạy cha mẹ nhà gái trước khi rước dâu đi. Sau khi hoàn tất các thủ tục, cô dâu được 2 anh em trong gia đình dắt tay ra cửa trao cho người đón đâu. Đoàn rước dâu sẽ phải đi khắp bản làng để mọi người cùng chứng kiến.

Theo phong tục, khi cô dâu, chú rể đã ra khỏi cửa thì không được quay đầu nhìn lại nhà cha mẹ cô dâu nữa. Đoàn đón dâu đi đến nửa đường phải dừng chân nghỉ lại, bày đồ ăn thức uống ra để ông mối làm lễ mời các vị thần.

Trước khi vào nhà trai, cả đoàn phải dừng lại trước cửa để bố của chú rể đón cặp vợ chồng. Trên tay ông cầm sẵn một con gà trống để làm phép, đưa sang trái và phải 3 cái để xua đuổi những điềm không may, đón những điều may mắn và làm lễ nhập gia cho cô dâu mới.

Lúc này, người làm mối sẽ trao cô dâu cho họ nhà trai. Sau khi báo cáo việc đưa đoàn dẫn dâu thành công, họ lại cùng nhau nâng những chén rượu ngô nồng ấm, chúc tụng những lời tốt đẹp, cầu chúc cho đôi trẻ hạnh phúc bền lâu. Cỗ tiệc ở nhà trai lúc này cũng đã được bày sẵn, trưởng họ nhà trai mời tất cả mọi người trong bản, gia đình nhà gái ở lại phá cỗ mừng dâu mới.
Đến Sapa bạn sẽ được tìm hiểu thêm nhiều điều lý thú ở các bảng làng nơi đây, đố là những nét đẹp truyền thống trong văn hóa của những dân tộc.
Nguồn: Sưu tầm