Vẻ đẹp Sapa trong sương mù

Sa Pa từ lâu đã được biết đến như một Châu Âu thu nhỏ của Việt Nam với khí hậu cận ôn đới đặc trưng quanh năm mây phủ. Với vẻ đẹp buồn, sương mù Sa Pa có sức cuốn hút đặc biệt với tất cả du khách khi đặt chân tới vùng đất này.

Ruộng bậc thang ở Sapa

Nét chấm phá kì khôi, sự giao thoa hài hòa giữa thiên nhiên và bàn tay còn người đã làm nên khung cảnh tuyệt đẹp nhất trên từng ngọn lúa ở ruộng bậc thang Sapa đã khiến không biết bao du khách, biết bao người đồng bằng tới Sapa được dịp ngỡ ngàng.p.

Nhà thờ đá cổ Sapa

Nhà thờ đá cổ Sapa trên phố núi giữa đêm mờ sương giống như một biểu tượng của xứ sở Sapa, của đất trời Tây Bắc.

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Thưởng thức ẩm thực Đà Lạt những ngày mưa

Thố ốc bươu nhồi thịt quyến rũ, các món nướng thơm lừng, hay đơn giản chỉ là ly sữa đậu nành béo ngậy đêm khuya sẽ làm bạn yêu thêm những ngày mưa ở Đà Lạt.
Đà Lạt vốn được mệnh danh là thành phố buồn, mưa lại làm cho nơi này càng buồn thêm, thời tiết vừa lạnh lẽo, vừa ẩm thấp lại khó chịu. Nhưng nếu chịu khó một tẹo, thưởng thức ẩm thực Đà Lạt những ngày mưa sẽ đem niềm hạnh phúc đến với bạn.

Ốc bươu nhồi thịt

Món này nức tiếng tại một quán lâu đời trên đường Hai Bà Trưng. Vừa từ ngoài phố rét lạnh, bạn sẽ cảm nhận được hơi ấm ngay khi bước chân vào quán. Quán giữ nguyên thiết kế xưa cũ cách đây hàng chục năm, bốn bề là gỗ và có móc treo áo khoát, áo mưa cho khách. Không gian nơi này không rộng lắm, nhưng lúc nào cũng đông khách nên khá đầm ấm. thỉnh thoảng bạn phải chờ 5 - 10 phút mới có chỗ trống.
Món ốc bươu nhồi thịt tại đây rất nức danh với người Đà Lạt. Thịt ốc bươu được nhồi chung với nạc heo, băm nhuyễn, thêm vài lát sả để khử mùi khiến cho bạn muốn ăn ngay khi nhìn thấy thố ốc thơm phức này. Chính chủ quán cho biết, sở dĩ món này đặc biệt là nhờ vào chén nước chấm với công thức pha chế gia truyền của cụ chủ quán đời thứ nhất.
Ốc bươu nhồi thịt.

Nướng ngói

Đúng như tên gọi của nó, thay vì dùng vỉ, quán dùng viên ngói âm dương để nướng. Viên ngói được đặt trên một bếp than hồng, quét một lớp dầu ăn lên trên để khi nướng thịt không bị dính. Món chính của những quán này là cácmón thịt heo, bò, hải sản, thịt rừng được tẩm gia vị thơm ngon ăn với đĩa rau xà lách trộn dầu dấm rất quyến rũ. Rau tươi, thịt ngon kèm theo bầu rượu chính là điểm 10 cho những ngày mưa. Đến Đà Lạt, đừng ngại bóng gió mà hãy tìm đến những quán nướng ngói đặc biệt này trên đường Nguyễn Lương Bằng.


Các món nướng ngói rất thích hợp vào những ngày mưa.

Nem nướng

Nem nướng Đà Lạt na ná như nem nướng Nha Trang, được làm từ nạt heo xay rồi quết chặt lên một cây đũa, nướng chín, ăn chung với bánh tráng cuốn nhỏ chiên giòn, đồ chua và rau thơm. Điểm nhấn chính là nước chấm được làm từ gan, tôm, thịt và đậu xay nhuyễn tạo thành một hẩu lốn rất đặc biệt. Không gì ăn nhập để ăn vào những ngày mưa bằng những cuốn thịt vừa thơm, vừa béo lại giòn rụm này. Bạn có thể tìm những quán bán nem nướng ngon trên đường Phan Đình Phùng.
Nem nướng trên đường Phan Đình Phùng.

Bánh bèo

Bánh bèo Đà Lạt giống như bánh bèo miền trung. Phần bánh được làm từ bột gạo, hơi dẻo. Nước sốt làm từ tôm, thịt băm nhỏ, thêm một ít da lợn chiên giòn và chén nước nắm chua ngọt bên cạnh. Bánh bèo ở đây thường được ăn kèm với những cây chả bò hoặc heo nho nhỏ thơm mùi tỏi. Món này nổi danh nhất ở đường Phan Đình Phùng, rất ăn nhập để ăn vào những chiều mưa rả rích.
Bánh bèo Đà Lạt
Bánh mì xíu mại
Chắc hẳn bất cứ ai từng đến đây đều không còn quá xa lạ với món bánh mì xíu mại trứ danh này. Bánh mì luôn được hơ nóng bên bếp than nhỏ để giữ độ giòn, ấm, ăn kèm với chén xíu mại cay cay, thêm ít đu đủ chua, rau thơm chính là món tuyệt hảo vào những đêm Đà Lạt ẩm ướt. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp những quán bánh mì nho nhỏ nép mình dọc con dốc gần chợ Đà Lạt. Có thể gọi bánh mì xíu mại là một trong những "đặc sản" của nơi đây.
>>> Xem thêm: Cách làm đặc sản mứt táo mèo cực ngon ở Sapa
Bánh mì xíu mại.

Nành bò và bánh su kem

Nành bò là tên gọi tắt của món sữa đậu nành pha với sữa bò, món thức uống rất đơn giản nhưng lại khôn xiết hút khách. Ngay góc đường Tăng Bạt Hổ, gần chợ Đà Lạt bán rất nhiều loại sữa và bánh để ăn khuya như sữa đậu nành, đậu xanh, đậu phộng, bánh su kem... nhưng nổi danh nhất vẫn là món sữa nành bò ăn chung với bánh su kem. Nơi này chỉ bán buổi tối, rất gần điểm bán bánh mì xíu mại. Trời mưa lâm râm thường ít khách, bạn có thể mua một ổ bánh mì rồi đi bộ đến đây, ngồi dưới mái hiên uống một ly sữa nóng, ngắm mưa. Một đêm mưa Đà Lạt đơn giản nhưng mà rất lãng mạn.
Bánh bò và bánh su kem.

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015

Kì bí bãi đá cổ ở Sapa

Đến Sapa chắc hẳn bạn sẽ được nghe nhiều về bãi đá cổ, đây là bãi đá gồm rất nhiều phiến đá được chạm khắc hoa văn trang trí độc đáo được phát hiện từ năm 1925 bởi một nhà khảo cổ người Pháp.
Với khí hậu ôn hòa quanh năm, Sa Pa, Lào Cai đang là một điểm đến hấp dẫn du khách du lịch sapa 3 ngày 4 đêm trong nước và quốc tế bởi khí hậu trong lành, phong cảnh tươi đẹp. Ở độ cao 1.650 m so với mực nước biển, Sa Pa quyến rũ và mê hoặc lòng người bởi một ngày có 4 mùa, những thửa ruộng bậc thang ngập chìm trong mây, ẩn hiện dưới chân đỉnh Fansipan hùng vĩ. Ngoài ra, nơi đây cũng lưu giữ những nét văn hóa cổ xưa đầy bí ẩn.

Xen lẫn giữa những thửa ruộng bậc thang ngút ngàn của người dân tộc Dao, Mông là bãi đá cổ với những hình chạm khắc khác nhau. Bãi đá cổ với trên 200 tảng đá lớn nhỏ nằm rải rác là dấu tích còn lại của người tiền sử.

Bãi đá cổ được nhà khảo cổ người Pháp phát hiện vào năm 1925, nằm ngổn ngang bên dòng suối Hoa. Trên những phiến đá chạm khắc hoa văn trang trí, hình người, ruộng bậc thang, nhà sàn hay cả dấu vết của chữ viết. Theo một số tài liệu lịch sử và dân tộc học, các hình chạm khắc đều rất khúc triết, rõ ràng về thời kỳ nguyên sơ, khi con người còn phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên.

Những nét chạm khắc trên phiến đá còn rất đơn giản, nhưng để giải mã được điều đó vẫn đang là thách thức đối với những nhà nghiên cứu. Người ta cho rằng mỗi phiến đá đều lưu giữ một câu chuyện về đời sống, sinh hoạt, văn hóa của người cổ xưa. Tham khảo tour sapa

Còn đối với những người dân bản địa, quần thể bãi đá cổ Sa Pa là "thư viện trời", là quyển sách lớn nhất của tổ tiên để lại. Các viên đá tập trung thành hai bãi lớn. Bãi thứ nhất nằm cạnh bản Pho, bản người Mông cuối dòng suối Hoa. Số lượng đá ở đây không nhiều nhưng là những khối đá lớn nhất, có khối dài lên tới 12 m. Một số phiến đá lớn có hình chạm khắc dày đặc và đa dạng.

Bãi đá thứ hai nằm giáp ranh hai xã Hầu Thào và Lao Chải, là bãi đá rộng nhất với trên 100 khối to nhỏ khác nhau. Nơi đây có những hình khắc chỉ xuất hiện duy nhất một lần.

Với những người dân nơi đây, từ thời tổ tiên cha ông vẫn truyền lại những câu chuyện mang tính thần thoại về lời nguyền được khắc trên bãi đá như tục phải tế thần núi rừng vào các dịp lễ... Nếu trái với lời nguyền, con cháu sẽ bị trừng phạt. 
Những cô gái dân tộc Mông trong những trang phục sặc sỡ ở Sa Pa

Không biết thực hư thế nào, nhưng người dân ở đây chỉ biết kể lại câu chuyện ấy cho con cháu đời sau, còn những hình khắc và lời nguyền thì cả bản không thể lý giải. Hàng chục năm qua, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã đến với bãi đá cổ ở Sa Pa để mong tìm được câu trả lời chính xác cho những hình khắc bí ẩn. Có dịp đến Sapa bạn hãy tham quan bãi đá cổ đặc biệt này để khám phá những dấu tích của người Sapa xưa nhé. Chúc bạn có một chuyến du lịch vui vẻ.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

Những kinh nghiệm cho chuyến du lịch miền núi an toàn

Để giải tỏa những mệt mọt, bận rôn trong công việc và cuộc sống thì rất nhiều người đã chọn cho mình một chuyến đi du lịch đến những địa điểm đẹp, hấp dẫn theo sở thích của mình. Thế nhưng trong một chuyến du lịch  cũng tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn cho bản thân và những người xung quanh bạn. Dưới đây là những chia sẻ quý báu cho bạn trong chuyến du lịch miền núi.

Không tùy tiện ăn hoa quả, lá cây trong rừng, mang theo đồ dự trữ năng lượng cao (sô-cô-la, bánh snicker) là những điều bạn cần biết khi tham gia một hành trình leo núi.
Để đảm bảo chuyến đi an toàn, trước khi muốn chinh phục những đỉnh cao, bạn cần lưu ý những điểm sau.

Thời gian


Tại Việt Nam, mùa khô từ tháng 11 hằng năm đến tháng 4 năm sau là thời điểm thích hợp cho các chuyến leo núi, băng rừng. Cần thiết phải nghiên cứu địa hình để quyết định thời gian di chuyển phù hợp nhằm đạt được mục đích cuối cùng. Đặc biệt phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người đi trước hoặc từ dân địa phương.



Đồ dùng

Đồ dùng cá nhân cho các hành trình leo núi phải tối giản nhưng đầy đủ. Quần rộng rãi, áo thun, áo khoác chống thấm, chống lạnh và thoát hơi, giày nhẹ, đế mềm, bám đường tốt, miếng bọc gối, cổ chân, khuỷu tay, mũ có vành mềm, áo mưa bền, nhẹ.
Các hành trang khác phụ thuộc vào cung đường dự kiến: có lối mòn sẵn hay phải mở đường, có người vác đồ và dẫn đường hay không, thời gian của chuyến đi. Dao và đèn pin cũng là những vật dụng không thể thiếu.
Tham gia tour đi Sapa 2 ngày 3 đêm để chinh phục những đỉnh núi đầy thách thức
Thực phẩm
Ngoài các đồ ăn cần thiết cho cả hành trình, cần thiết phải có đồ ăn dự trữ năng lượng cao (sô-cô-la, bánh snicker) luôn mang theo người. Nước uống vô cùng quan trọng, nên có một bình nước với vòi hút để có thể uống từng ngụm nhỏ trong quá trình di chuyển liên tục. Uống nước đúng cách giúp bạn tiết kiệm sức lực và bù đắp lại năng lượng đúng lúc. Nước chanh pha với đường glucose, một chút muối là lựa chọn hoàn hảo cho hành trình leo núi



Chú ý khác
Không tùy tiện ăn hoa quả, lá cây trong rừng nếu không biết chắc chắn về công dụng của nó. Đi rừng rậm nhiệt đới phải có thuốc phòng chống côn trùng như muỗi, vắt. Thuốc DEP khá phổ biến với dân đi, giá cả rẻ, tuy vậy tác dụng trong thời gian ngắn và không phải lúc nào cũng hiệu quả.
Với những lộ trình khó, hãy chuẩn bị kỹ lưỡng chuyến đi bằng máy định vị GPS, khi di chuyển phải đánh dấu đường phòng trường hợp bị lạc. Trên núi cao có thể mất sóng điện thoại, việc liên lạc bằng máy bộ đàm cũng là một lợi thế.Tham khảo thêm tour du lịch Sapa 3 ngày 4 đêm
Tổ chức nhóm đi nhỏ, gọn, phù hợp cho những lộ trình hiểm hóc. Đừng bao giờ quên đặt an toàn cá nhân lên hàng đầu, không được phép đưa ra các quyết định liều lĩnh, nguy hiểm cho mình và các thành viên khác trong đoàn.
Hi vọng những kinh nghiệm trên sẽ giúp cho chuyến du lịch của bạn an toàn và thú vị. Chúc bạn du lịch vui vẻ.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

Kinh nghiệm đi du lịch Sapa bằng tàu hỏa


Sapa thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan và nghỉ dưỡng. Một trong những phương tiện được nhiều người lựa chọn để đi du lịch Sapa đó chính là tàu hỏa. Tàu hỏa là một phương tiện an toàn và tiết kiệm thế nhưng nếu bạn ít đi tàu hỏa hoặc chưa đi tàu hỏa bao giờ thì bạn nên trang bị cho mình những kinh nghiệm cần có cho một chuyến đi thuận lợi và tốt đẹp.


1.Mua vé:
Nếu đã chắc chắn ngày khởi hành thì bạn nên mua vé Tàu sớm, điều này không những giúp bạn tránh được tình huống xấu là không mua được vé (ảnh hưởng đến lịch trình đi) mà còn có thể giúp bạn tiết kiệm được một ít kinh phí. Nếu đặt mua vé tàu càng sớm thì bạn càng có cơ hội được mua vé càng rẻ.

Chú ý: Nếu bạn đi du lịch Sapa 3 ngày 2 đêm vào các dịp lễ Tết thì cần mua trước khoảng 1 tháng hoặc sớm hơn.


2. Chỗ ngồi:
Tại Việt Nam, chổ ngồi trên Tàu có các loại sau: ghế cứng, ghế cứng điều hòa, ghế mềm, ghế mềm điều hòa, giường nằm… mỗi hạng ghế ngồi sẽ có mức giá tương ứng. Ghế cứng thì rẻ hơn so với ghế mềm và giường nằm.
Cần nắm rõ quãng đường di chuyển để lựa chọn ghế ngồi phù hợp:
Ví dụ: Quãng đường từ Hà Nội đi Sapa khoảng 400km cho nên bạn có thể ngồi ghế mềm máy lạnh hoặc thậm chí là ghế cứng để tiết kiệm một phần kinh phí. Giường nằm là sự lựa chọn tốt nhất cho các chuyến hành trình dài.


3. Thức ăn:
Hiện nay giá vé Tàu không bao gồm các suất ăn trên Tàu như trước đây. Với các chuyến hành trình ngắn thì không sao, với các chuyến hành trình dài thì vấn đề ăn uống đôi khi là một vấn đề.
. Thức ăn trên Tàu: Bạn có thể mua suất ăn từng bữa ngay trên Tàu (được phục vụ tận chổ ngồi). Tuy nhiên thức ăn trên Tàu tương đối lạnh (do bảo quản), không ngon và… chổ ăn lại chật hẹp, không thoải mái (nếu ngồi ghế). Để có nhiều sự lựa chọn hơn về món ăn, để có một chổ ngồi ăn rộng rãi hơn bạn có thể đến nhà bếp của Tàu (thường là toa cuối cùng của đoàn Tàu) để dùng bữa.
. Mua thức ăn tại các Ga dừng: Trong chặng hành trình Tàu sẽ dừng ở một số Ga lớn (để tránh Tàu hoặc để đón khách), tại đây bạn có thể tranh thủ ít thời gian để tìm cho mình một ít thức ăn.
. Mang thức ăn theo: Nên mang theo một ít thức ăn khi đi Tàu. Đặc biệt với những chặng hành trình ngắn thì đó có lẽ là cách hay nhất. Bạn nên lưu ý rằng các chuyến tàu du lịch Hà Nội – Lào Cai – Hà Nội không phục vụ ăn uống trên tàu. Bạn nên mang theo thức ăn hoặc ăn tối trước khi lên tàu.


4. Hành lý mang theo:
Nên mang hành lý gọn nhẹ. Nó không chỉ tiện cho bạn khi di chuyển mà còn dễ quản lý hành lý khi ngồi trên Tàu. Nên đặt hành lý gần cho ngồi của mình.
Đồ dùng cá nhân hàng ngày nên để vào một túi riêng để tiện cho việc sử dụng khi cần.


5. Tập di chuyển
Dù đi Tàu có phần thoải mái hơn đi xe nhưng bạn cũng không tránh khỏi những mỏi mệt, bức bối do việc ngồi quá lâu gây ra. Nên tăng cường đi lại hoặc tập một số bãi tập dãn cơ ngay tại chổ ngồi.


6. Vệ sinh
Mỗi toa Tàu thường chỉ có một nhà vệ sinh mà thôi, số lượng ít mà người sử dụng lại nhiều nên không tránh khỏi những lúc “quá tải” hoặc hết nước (đặc biệt là buổi sáng).
Bạn nên thức dậy sớm hơn một tí hoặc cũng có thể là chờ Ga dừng tiếp theo để vệ sinh.
Chú ý: Khi Tàu dừng, cửa và hệ thống nước trên Tàu sẽ bị khóa lại, bạn có thể sử dụng nhà vệ sinh của Ga dừng.


7. Mua sắm
Khi tới những Ga dọc đường, bạn nên cẩn thận với đồ lưu niệm hoặc đồ ăn, thức uống bán rong. Thay vì mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng hoặc thức ăn, nước uống không hợp vệ sinh, bạn nên mua sản phẩm đóng hộp có tên tuổi thương hiệu.

8. Nếu có bất cứ rắc rối nào về dịch vụ hay sự cố trên Tàu bạn hãy liên hệ ngay với trưởng toa (người phụ trách toa – mỗi toa có ít nhất một người phụ trách) hoặc nhân viên của Tàu.
Trên đây là một vài kinh nghiệm du lịch Sapa giá rẻ bằng tàu hỏa, hãy trang bị cho mình thêm những kinh nghiệm có ích khác để có một chuyến đi thuận lợi và an toàn nhé. Chúc bạn may mắn.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015

Cách làm đặc sản mứt táo mèo cực ngon ở Sapa



Táo mèo là một đặc sản rất phổ biến ở Sapa, táo mèo có nhiều công dụng tốt được nhiều người mua về làm dùng hoặc làm quà cho người thân. Ngoài ra táo mèo có thể dùng làm mứt rất ngon, chắc chắn mứt táo mèo sẽ làm hài lòng bạn khi bạn thưởng thức. Dưới đây là cách tự làm mứt táo mèo bạn có thể tham khảo nhé.





                                                               Mứt táo mèo Sapa
        >>>>Xem thêm: Đến Sapa thưởng thức đặc sản đào rọ

Mứt táo mèo Sapa là món rất đặc trưng của thành phố sương mù, vì táo mèo là 1 vị thuốc chữa bệnh nên món ăn này luôn được du khách mua về rất nhiều trong những tour du lịch Sapa 2 ngày 3 đêm. Cách làm mứt táo mèo cũng không hề khó.

NGUYÊN LIỆU:

Táo mèo tươi 1kg
Đường 1kg
Vanilla

CÁCH LÀM:

Bước 1: Sơ chế

- Rửa sạch táo

- Thái táo mèo thành từng miếng mỏng

- Ngâm táo mèo miếng với muối để qua đêm


Bước 2: Chế biến

- Vớt táo mèo khỏi nước muối rồi phơi 1 nắng để miếng táo mèo hơi heo héo.

- Đổ đường vào táo mèo, xóc đều lên rồi ngâm qua đêm

- Cho táo mèo vào chảo dày, xao với lửa nhỏ nhỏ

- Đường gần cạn thì cho vanilla vào bạn nhé, lúc này bạn hãy đảo nhẹ thật là đều tay khoảng 1 phút nhé.

Táo mèo phải được thái mỏng

Bước 3: Thưởng thức

Mứt táo mèo là một món ăn rất tốt cho sức khỏe, cách làm mứt táo mèo không hề khó, bạn hãy thử làm nhé. Tham gia tour du lịch Sapa giá rẻ để mua được đào rọ ngon nhé. Chúc bạn thành công.
Nguồn: Tổng hợp

Thứ Hai, 9 tháng 2, 2015

Tục kéo vợ của người dân tộc H"Mông

Sapa có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống và cũng là nơi giao thoa nhiều nền văn hóa đặc sắc của các dân tộc. Những dân tộc thiểu số ở Sapa có nhiều phong tục kì lạ mà ít người biết đến như tục kéo vợ của người H'Mông.

Tục kéo vợ là một nét trong văn hóa rất đặc trưng của người H’Mông . Bạn sẽ là người may mắn khi gặp một lễ kéo vợ trong chuyến du lịch Sapa 3 ngày 4 đêm. Truyền thống người H’Mông ở Sa Pa vốn rất tôn trọng phái nữ gần như mẫu hệ.


Thiếu nữ H'Mông

Trong cuộc sống mặc dù đôi trai gái đã yêu nhau từ trước nhưng đến lúc lấy nhau thật thì cũng phải tổ chức lễ kéo vợ thì cô gái mới chịu về nhà chồng, không có cô gái H’Mông nào tự bước chân về nhà chồng, điều này thể hiện sự danh giá của người con gái .

* Chuẩn bị đi kéo vợ: Khi người con trai được phép lấy vợ, cả nhà trai sẽ tập trung cùng lo,đoàn người kéo vợ phải có ít nhất 5 người chính thức và một số người làm công tác phụ giúp. Họ người bao gồm: Một cô gái trẻ chưa chồng khác họ nhà trai, một chàng trai chưa vợ khác họ với, một người bác ruột có hiểu biết cầm trịch, và chú rể, 1 người cô hay dì đại diện mẹ chú rể cùng một số bạn trai trẻ biết cách kéo vợ.

Trước khi đi cả đoàn sẽ cùng nhau hội ý, khi đi chia ra tốp để tránh sự nghi ngờ. Con trai cùng phù rể đi trước, phù dâu cùng người đại diện mẹ nhà trai theo sau, người cầm trịch và tốp kéo hộ đi sau cùng. Khi tới điểm hẹn, chàng trai hẹn người yêu đến cùng tâm sự tại 1 địa điểm thuận lợi. Mọi người sẽ nấp vào các bụi rậm, khi cô gái xuất hiện chàng trai chào hỏi giữ chân cô gái lại để cô gái không đề phòng.

*Bắt đầu kéo: Chàng trai tán tỉnh cô gái một lúc, chàng sẽ tóm tay cô gái nói: Lần này ta kéo em về làm vợ ta đây. Sau đó chàng trai giữ chặt lấy người yêu, những người kéo giúp nhấc bổng cô gái rồi chạy biến về nhà chồng.
Lễ kéo vợ người H’Mông ở Sapa

Nếu như cả đội gặp sự phản ứng của nhà gái thì hội kéo cứ kéo, còn người cầm trịch ở lại hát đối đáp với người nhà gái, chú rể cũng ở lại để tạ lỗi với người nhà gái. Khi gần về nhà trai, đoàn kéo vợ sẽ cử một người chạy trước báo cho người nhà chú rể bắt một đôi gà bao gồm 1 gà mái tơ, 1 gà trống chưa gáy đợi ở cửa chính khi cô dâu về thì làm lý gọi hồn, xong xuôi mang gà mổ thịt làm cơm đãi đoàn người giúp kéo. Trong bữa cơm này nhà trai sẽ mời 1 người có hiểu biết đến dùng cơm, sau đó người này sẽ giúp nhà trai sang nhà gái báo tin rằng nhà trai đã kéo được con gái họ về. Nhà trai lúc này sẽ mang 1 gói thuốc lá tự trồng, 1 sừng trâu rượu làm lễ vật báo tin.

Khi cô dâu về, nhà trai sẽ bố trí để cô dâu và phù dâu ngủ chung ba đêm, đến sáng thư ba họ sẽ giã bánh dầy đưa cô dâu để cô về nhà lấy đồ thay. Đoàn người lúc này gồm cô dâu, chú rể, cha/mẹ chú rẻ, phù dâu, đến nhà gái chú rể sẽ phải quỳ lậy tất cả các thành viên trong gia đình nhà gái để làm quen với họ. Nhà gái khi này sẽ tổ chức bữa cơm tiếp đãi đoàn khách nhà trai, tại bữa cơm người đại diện nhà gái là bà dì hay bà cô sẽ hỏi cô gái là cô có thể chung sống cả đời chàng trai được không? Cô gái sẽ vui vẻ trả lời đồng ý . Như vậy nhà gái mới yên tâm dọn đồ để cô gái cầm về nhà chồng.

Nghĩa là 3 ngày vừa rồi là 3 ngày cô dâu sống thử ở nhà chàng trai để ra quyết định có về làm dâu nhà chàng trai hay không.
Tục kéo vợ là một phong tục độc đáo mang đặc trưng của người dân H"Mông. Nếu bạn được chứng kiến tận mắt tục lệ này thì bạn sẽ thấy nhiều điều kì lạ đó. Hãy đến Sapa để khám phá nhé.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015

Kì vĩ thác tình yêu ở Sapa


Sapa được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều thắng cảnh kì vĩ và tuyệt đẹp. Thác tình yêu ở Sapa được nhiều khách du lịch biết đến, nơi đây đã trở thành một điểm du lịch quan trọng của Sapa.
Thác Tình Yêu - SaPa nằm ở xã San Sả Hổ, cách thị trấn SaPa - Lào Cai 4km theo hướng Tây Nam. Thác nằm trên dòng suối Vàng, bắt nguồn từ đỉnh Fansipan huyền thoại, hai bên rìa thác là thảm thực vật xanh tốt. Do nằm sâu trong vườn quốc gia Hoàng Liên, lại là địa điểm mới được đưa vào khai thác du lịch, nên thác Tình Yêu vẫn giữ được vẻ quyến rũ nguyên sơ vốn có.

Tên gọi thác Tình Yêu bắt nguồn từ truyền thuyết về truyện tình của chàng trai Ô Quí Hồ, con trai cả của thần rừng với nàng tiên thứ 7. Truyền thuyết kể rằng, xưa kia, các nàng tiên rất hay lui tới dòng thác này chơi đùa tắm mát. Trong một lần dạo chơi, nàng tiên thứ 7 đã vô tình bắt gặp chàng trai Ô Quí Hồ đang thổi sáo bên dòng suối Vàng. Tiếng sáo của chàng trong trẻo, ngân vang cả núi rừng khiến nàng mê đắm, đến nỗi quên mất rằng màn đêm đã buông xuống, cửa trời đã đóng nên không thể quay về trời. Đêm đó, do không chịu được cái giá lạnh của núi rừng, nàng đã đến bên bếp lửa của chàng Ô Quí Hồ sưởi nhờ và chuyện tình của 2 người đã nảy nở từ đó. Nhưng rồi một ngày, nhà trời phát hiện và cấm nàng mãi mãi không được xuống trần gian. Vì quá thương nhớ, nàng đã chết và hóa thành con chim lông vàng, ngày ngày bay quanh cổng trời kêu 3 tiếng Ô Quí Hồ da diết mãi không nguôi.

 
Thác Tình Yêu - Sapa

Để đến thác Tình Yêu, du khách sẽ phải đi trên một con đường đất đỏ, xuyên qua rừng trúc bạt ngàn xanh mướt, xen kẽ dưới rừng trúc là những cây hoa đỗ quyên rừng đua nhau khoe sắc quanh năm. Đi hết con đường đất đỏ, du khách sẽ bắt gặp dòng suối Vàng, men con suối lên thượng nguồn, du khách sẽ đến được thác Tình Yêu.

Thác Tình Yêu ngày đêm tuôn những cột nước trắng xóa, dữ dội từ độ cao gần 100m, mang theo cái giá lạnh thấu xương từ đỉnh Fansipan vời vợi lưng trời. Nhìn từ xa, dòng thác trông như một chiếc nón khổng lồ, tuôn những dòng nước trong vắt, mát lạnh xuống một bồn tắm thiên nhiên, nơi những nàng tiên trong truyền thuyết vẫn thường đắm mình. Hai bên thác là thảm thực vật xanh tốt, những bụi trúc gai cùng những thảm cỏ xanh mượt. Nếu may mắn đến thăm thác vào ngày có nhiều sương mù, cảnh vật xung quanh mờ ảo sẽ khiến du khách có cảm giác như đang lạc bước giữa chốn bồng lai.

Thác Tình Yêu SaPa đang dần trở thành điểm đến hấp dẫn, một cái tên quen thuộc với những người yêu du lịch. Đến thăm thác Tình Yêu, du khách sẽ không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên hoang sơ quyến rũ, mà còn có thể đắm mình trong dòng nước mát lạnh, ngả đầu lên một tảng đá rêu phong và để mặc cho dòng nước trong vắt gột bỏ mọi lo toan, mệt nhọc của cuộc hành trình dài. 
Nếu có cơ hội đến Sapa thì bạn đừng bỏ qua việc đến tham quan thác tình yêu đẹp và mộng mơ này nhé. Chúc bạn có một chuyến đi vui vẻ.
Nguồn: Sưu tầm




Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

Những phong tục độc đáo trong lễ cưới hỏi của người Mông

Bạn đã bao giờ đến một lễ cưới của người Mông chưa? Nếu đã từng đến hoặc từng nghe kể thì hẳn bạn sẽ thấy phong tục của người Mông thật độc đáo. Cùng du lịch Sapa đến khám phá những phong tục trong lễ cưới của người Mông nhé.


Trước khi vào nhà, cả đoàn rước dâu phải dừng lại trước cửa để bố chú rể làm phép xua đuổi điềm xấu, đón điều may mắn và làm lễ nhập gia cho cô dâu mới.

Vào mùa xuân, khắp các cung đường Tây Bắc rực rỡ sắc màu thổ cẩm của các thiếu nữ tay trong tay rủ nhau xuống chợ, đi chơi xuân hay tham gia vào lễ cưới ở bản. Người H'Mông thường tổ chức lễ cưới hỏi vào dịp này bởi quan niệm mùa xuân là mùa của vạn vật sinh sôi nảy nở, là lúc thời tiết đẹp và tươi sáng nhất.

Để có những cuộc gặp gỡ, giao duyên và nên vợ nên chồng như vậy, cứ mỗi dịp chợ phiên, nhất là dịp Tết của người H'Mông, con trai con gái ở độ tuổi 13-15 lại rủ nhau xuống chợ. Các thiếu nữ thay những bộ quần áo mới, trang điểm cho mình thêm xinh xắn rồi hòa vào không khí tấp nập của chợ phiên để hẹn hò.

Những chàng trai H'Mông ở Lào Cai, hay Hà Giang... thường chọn cô gái to khỏe, bắp chân săn vồng, cặp mông mẩy nhún nhảy trong làn váy theo mỗi bước đi. Theo quan niệm của họ, những người con gái đó vừa biết làm nương, se sợi, đẻ mắn và khéo nuôi con.



Những cô gái Mông xúng xính váy áo xuống chợ.


Theo phong tục của người H'Mông, hôn nhân phải đủ nghi lễ như dạm hỏi, ăn hỏi và lễ đón dâu, tất cả đều được tổ chức vào ngày lành tháng tốt. Lễ dạm hỏi bắt buộc phải có hai ông mối thông thuộc các bài hát nghi lễ cưới xin, kết nối hai nhà để làm thủ tục dạm hỏi và hẹn ngày đón dâu.

Để chuẩn bị cho đám cưới, gia đình chú rể sẽ mời những người trong dòng họ về cùng bàn bạc và chuẩn bị sắm đồ sính lễ. Ngoài thịt lợn, thịt gà, tiền mặt và một số vật dụng, thuốc lào và rượu ngô là hai thứ không thể thiếu khi mở đầu câu chuyện. Mâm cỗ cúng gia tiên không thể thiếu xôi ngũ sắc và thịt lợn, thường được chính mẹ chú rể hoặc một người phụ nữ lớn tuổi trong gia đình chuẩn bị.

Vào ngày trọng đại, người thân và những người tham dự lễ cưới thường mặc trang phục truyền thống đẹp nhất do chính người phụ nữ H'Mông thêu và may. Khi họ hàng chú rể đã tụ tập đông đủ, trưởng họ bàn giao đồ lễ cho ông mối và cùng nhau kiểm tra đồ lễ thật chu đáo, phân công công việc, họ cùng nhau uống rượu.

Đám cưới người H'Mông bao giờ cũng có phù rể. Sau khi trưởng họ thắp hương trên bàn thờ tổ tiên, trưởng đoàn (ông mối) sẽ hướng dẫn chú rể cùng phù rể vái lạy tổ tiên trời đất (2 lạy tổ tiên, 2 lạy phía ngoài lạy trời đất) rồi đi một vòng quanh bàn để xin phép. Sau đó, họ chuẩn bị lên đường đi đón dâu.

Sau khi ông mối hát bài "Xin chiếc ô đen" và nhận từ tay trưởng họ túi vải, ô, đoàn đón dâu sẽ đến cửa nhà gái. Người ta quan niệm ô để che mưa nắng trên đường rước râu, còn túi để dựng những vật dụng cần thiết của cô dâu khi về nhà chồng.

Khi đến nhà gái, nếu thấy cửa đóng, ông mối sẽ phải hát bài "Xin mở cửa". Thường thì gia đình cô dâu đã mở cửa sẵn sàng đón khách. Sau đó, họ mời nhau hút thuốc. Lời hát bài “Xin bàn ghế” của ông mối vừa dứt thì bàn rượu được bày ra và gia đình 2 bên cùng nhau uống rượu. Ông mối bàn giao đồ lễ cho nhà gái gồm thịt lợn, thịt gà, rượu ngô, mèn mén, cơm xôi, tiền mặt...

Cô dâu lúc này cũng đã chuẩn bị xong bộ trang phục truyền thống do chính tay mình may, ở trong phòng riêng, được mẹ đẻ căn dặn kỹ càng trước khi về nhà chồng. Sau khi nhà trai xin phép, phù dâu sẽ vào buồng và dắt cô dâu ra ngoài.



Một đám cưới người Mông được tái hiện.

Phù rể sẽ cùng chú rể quỳ lạy tổ tiên, vái lạy cha mẹ nhà gái trước khi rước dâu đi. Sau khi hoàn tất các thủ tục, cô dâu được 2 anh em trong gia đình dắt tay ra cửa trao cho người đón đâu. Đoàn rước dâu sẽ phải đi khắp bản làng để mọi người cùng chứng kiến.

Theo phong tục, khi cô dâu, chú rể đã ra khỏi cửa thì không được quay đầu nhìn lại nhà cha mẹ cô dâu nữa. Đoàn đón dâu đi đến nửa đường phải dừng chân nghỉ lại, bày đồ ăn thức uống ra để ông mối làm lễ mời các vị thần.

Trước khi vào nhà trai, cả đoàn phải dừng lại trước cửa để bố của chú rể đón cặp vợ chồng. Trên tay ông cầm sẵn một con gà trống để làm phép, đưa sang trái và phải 3 cái để xua đuổi những điềm không may, đón những điều may mắn và làm lễ nhập gia cho cô dâu mới.

Lúc này, người làm mối sẽ trao cô dâu cho họ nhà trai. Sau khi báo cáo việc đưa đoàn dẫn dâu thành công, họ lại cùng nhau nâng những chén rượu ngô nồng ấm, chúc tụng những lời tốt đẹp, cầu chúc cho đôi trẻ hạnh phúc bền lâu. Cỗ tiệc ở nhà trai lúc này cũng đã được bày sẵn, trưởng họ nhà trai mời tất cả mọi người trong bản, gia đình nhà gái ở lại phá cỗ mừng dâu mới.
Đến Sapa bạn sẽ được tìm hiểu thêm nhiều điều lý thú ở các bảng làng nơi đây, đố là những nét đẹp truyền thống trong văn hóa của những dân tộc.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

Đến Sapa đi chợ phiên Bắc Hà


Sapa nổi tiếng với những phiên chợ vùng cao đặc sắc, mang đậm nét đẹp của đời sống sinh hoạt của người dân Sapa. Chợ phiên Bắc Hà là một chợ nổi tiếng được nhiều người biết đến thu hút đông đảo người tham gia.
Chợ văn hoá Bắc Hà được họp vào chủ nhật hàng tuần tại trung tâm thị trấn Bắc Hà, cách thành phố Lào Cai khoảng 60km. Đây là phiên trợ được coi là lớn nhất và nổi tiếng nhất của đồng bào các dân tộc vùng cao biên giới. Trên hành trình đến với Bắc Hà bạn sẽ được chiêm ngưỡng ngọn núi hùng vĩ, những vực sâu thăm thẳm, những khúc cua và những thửa ruộng bậc thang… Nếu bạn là người có sở thích chụp hình và phiêu lưu mạo hiểm thì có lẽ cung đường này thật là thích hợp với những cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ đó…. Trên đường đi thỉnh thoảng bạn sẽ bắt gặp hình ảnh của người dân tộc dắt ngựa và đổ về hướng chợ Bắc Hà, để đến với chợ phiên, người dân phải đi từ rất sớm, thậm chí phải đi từ ngày hôm trước đến trưa hôm sau mới đến được chợ.


Du lịch Bắc Hà Sapa

Đặc biệt, ghé mắt quan sát bất kỳ chiếc gùi nào của người đi chợ, bao giờ cũng có một bộ quần áo dân tộc mới nhất, đẹp nhất, đến gần chợ họ mới mặc vào rồi trang điểm, đeo lên cổ, lên tay những vòng, xuyến bằng bạc…. bởi theo quan niệm của người dân địa phương, đi chợ cũng đồng nghĩa là đi chơi. Vì chợ không chỉ đơn giản là nơi mua, bán trao đổi hàng hóa, mà còn mang yếu tố văn hóa tinh thần, là nơi gặp gỡ, giao lưu, tâm tình. Vượt qua 60km đường núi cao, quý khách đến với phiên chợ nổi tiếng Bắc Hà nơi bầy bán đầy đủ những sản vật nổi tiếng của vùng cao như: Chè Shan, hoa quả, mật ong, rượu, áo, váy thổ cẩm, đồ trang sức bạc, hoa phong lan, cây giống; hay dắt theo những con ngựa, bò, lợn, hoặc khệ nệ vác những bao ngô, khoai.


Chợ Bắc Hà Sapa

Nhưng có lẽ khu bán các đồ trang sức, váy, áo, vải thổ cẩm và cả những chiếc gùi bằng mây duyên dáng. Tại đây, bạn có thể tùy ý lựa chọn những sản phẩm thổ cẩm, hoa mắt với những sắc màu rực rỡ của váy áo các thiếu nữ dân tộc Mông, Dao đỏ…. Là thu hút được những du khách phương xa nhất. Trong tiếng ồn ào mua bán, nghe đâu đó tiếng khèn và tiếng hát lúc trầm lúc bổng của các chàng trai trẻ như mời gọi các cô gái. Khách du lịch đến Bắc Hà, nhất là khách nước ngoài, rất thích thú với những khám phá mới về cuộc sống, phong tục của người dân nơi đây.


Chợ phiên Bắc Hà Sapa

Việc tham gia khu chợ với đầy đủ sắc mầy sẽ trở lên thiếu đi phần thú vị và chưa thể cảm nhận được nét đặc sắc riêng của chợ Bắc Hà nếu bạn chỉ tham quan khu mua sắm mà quên rằng Bắc Hà còn là nơi khám phá những nét đặc trưng về ẩm thực của người dân tộc… còn gì thú vụ hơn khi đi Bắc Hà và cùng uống rượu bên chảo thắng cố. Thắng cố không lúc nào vơi trong chảo cũng như rượu không lúc nào cạn trong bình. Rượu đặc sản của người Mông bản Phố, được nhiều người biết đến bởi độ nặng và vị gắt rất đặc trưng.


Một góc Chợ phiên Bắc Hà Sapa

Ngày nay trong xu hướng bị thương mại hóa các chợ vùng cao hiện nay thì Bắc Hà là một trong những nơi hiếm hoi còn giữ được bản sắc dân tộc, nét riêng độc đáo của các phiên chợ xưa. Đến Bắc Hà, bạn sẽ không gặp cảnh mời chào chèo kéo mua hàng, mà chỉ thấy những gương mặt thuần phác trong bộ quần áo dân tộc sặc sỡ, họ đến chợ ngoài mục đích mua bán còn là để vui với chợ, vui với khách đi chợ. Chiều đến, chợ bắt đầu vãn khách; người đàn ông say rượu ngồi ngất ngưỡng trên lưng ngựa, người phụ nữ dắt ngựa về bản là một hình ảnh đọng lại trong tâm trí du khách.


Góc bán gia sức ở chợ Bắc Hà Sapa

Bên cạnh đó đến với Bắc Hà Quý khách còn có cơ hội thăm quan Dinh Thự Vua Mèo – Hoàng A Tưởng. Được khởi công xây dựng từ năm 1914 song đến năm 1921, dinh thự này mới được hoàn thành. Gần 100 năm trôi qua, dinh Vua Mèo vẫn sừng sững trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng, thu hút du khách trong và ngoài nước. Với thiết kế của hai kiến trúc sư người Pháp và người Trung Quốc, dinh thự là sự hòa quyện giữa kiến trúc phương Đông và Tây. Ngày nay, chính quyền cho tu sửa khôi phục lại dinh thự này cho dúng thiết kế ngày xưa, nhưng vẫn có chi tiết không giữ nguyên bản. Tuy nhiên, tới đây, bạn sẽ được nhìn ngắm những kỷ vật của Hoàng Yên Chao vẫn còn được bảo tồn nguyên vẹn. Đó là một bộ trường kỷ (bàn ghế cổ) và một gương gương soi treo tường của Trung Quốc.
Nếu có dịp đến Sapa thì bạn đừng quên đi chợ phiên Bắc Hà ở Sapa để khám phá những nét đẹp của người Sapa và thưởng thức những món ăn đặc sản nơi đây.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015

Đến Sapa thưởng thức đặc sản đào rọ

Nghĩ đến Sapa bạn thường hình dung ra những rừng hoa đào, hoa mận trắng xóa, thơ mộng. Đó là vào mùa xuân, vào khoảng tháng 4, tháng 5 dương lịch ở Sapa tràn ngập những trái đào rọ chính đỏ, rất giòn và ngon, Đây là một đặc sản ở Sapa được nhiều người biết đến.
Thời điểm này, có dịp lên Sa Pa, ngoài những điểm du lịch hấp dẫn, không khí trong lành, du khách còn có cơ hội được thưởng thức những quả đào ngon ngọt, giống của Pháp mới trồng thử nghiệm ở Sa Pa vài năm nay.



Hai bên các ngả đường dẫn tới trung tâm thị trấn Sa Pa có rất nhiều cây đào đang vào mùa quả chín, đặc biệt là đoạn thuộc Quốc lộ 4D (từ xã Trung Chải tới thị trấn Sa Pa). Mặc dù vào mỗi dịp Tết Nguyên đán, người trồng đào Sa Pa thường chặt những gốc đào cổ thụ để bán đi khắp các tỉnh, thành. Tuy nhiên, vẫn có nhiều gia đình ý thức phát triển giống đào quý, nên vào mùa đào chín, những cây đào giống mới đang cho trái ngọt.


Đào là giống cây hợp với thời tiết và thổ nhưỡng Sa Pa, những ngày xuân khi có dịp lên Sa Pa, chúng ta có thể thấy hai ven đường rực rỡ sắc hoa đào, thi nhau đua nở. Đến khoảng cuối tháng 4, đầu tháng 5 dương lịch, những cây đào lại "trả công" cho chủ nhân bằng rất nhiều quả ngọt.

Chị Hằng, một người trồng đào lâu năm trên đất Sa Pa cho biết: Thời tiết năm nay thuận lợi, nên đào cho quả nhiều, to và chín đúng vào dịp khách du lịch đến với Sa Pa đông nên giá bán cũng khá cao, khoảng 20.000 - 25.000 đồng/kg. Gia đình chị hiện có trên 10 gốc đào, năm nay ước tính thu được tiền triệu từ việc bán đào quả.




Đào Sa Pa rất được du khách ưa chuộng. Chị Vân, du khách đến từ thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Mình rất thích thưởng thức những quả đào Sa Pa mỗi khi có dịp, ngoài yếu tố đảm bảo vệ sinh do người dân không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đào Sa Pa còn hấp dẫn bởi hương vị đậm đà đặc trưng mà không nơi nào có được.
Nếu đến Sapa vào mùa đào ( tháng 4-5) bạn đừng bỏ lỡ thưởng thức những trái đào rất ngon này và mua về làm quà cho người thân nhé. Đây chắc chắn là một món quà ưng ý của bạn. Chúc bạn có một chuyến du lịch vui vẻ.
Nguồn: Sưu tầm

Măng chua đặc sản Sapa



Sapa có nền văn hóa ẩm thực rất đa dạng với nhiều món ăn ngon, đặc biệt mà nhiều nơi khác không có được. Măng chua là đặc sản mà nhiều người biết đến ở Sapa, măng chua đã trở thành món quà mà nhiều khách du lịch lựa chọn khi du lịch Sapa

Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu về món măng chua Sapa nhé. Măng chua được làm khá tỉ mỉ. Măng vầu mới nhú được 25 – 30cm, mang về bóc và rửa sạch rồi thái thành từng lát nhỏ, không cho dính vào nước. Ủ măng vào chum, dùng túi bóng che kín miệng chum. Sau 20 – 30 ngày, măng sẽ chua. Lấy măng chua nấu với cá hay các loại thịt đều được. Khi nấu, măng ăn có vị chua mát, ngon, kích thích cảm giác ăn được nhiều. Măng để kín trong chum có thể bảo quản được đến một năm. Măng chua của bà con vùng cao Sa Pa cũng là một trong những sản phẩm được nhiều người vùng xuôi ưa chuộng.

Một món măng nữa cũng không kém phần hấp dẫn. Đó là nem măng đắng. Nem măng đắng được làm từ lá măng thay cho bánh đa nem của người miền xuôi, nhân thịt gà tơ, gà đồi cùng lá hẹ, củ kiệu băm nhỏ đậm chất núi rừng Tây Bắc.

Măng đắng là món ăn rất phổ biến của các dân tộc Tày, Thái, Mường ở khu vực miền núi phía Bắc đặc biệt là Sapa. Măng đắng hầu như có quanh năm nhưng nhiều nhất vẫn là mùa mưa – mùa măng mọc. Măng được chế biến thành nhiều món nhưng độc đáo nhất là nem măng đắng. Đây không chỉ là món ăn dân dã của người dân tộc miền núi mà còn là món yêu thích với những ai đã một lần thưởng thức. Đến nay, nem măng đắng xuất hiện rất nhiều tại các nhà hàng, quán ăn và là món khách du lịch không thể bỏ qua mỗi khi có dịp đến với Lào Cai.

Nem măng đắng được chế biến theo bí quyết cổ truyền của người dân tộc Tày, độc đáo ngay từ phần vỏ bên ngoài. Loại măng được chọn là măng vầu đắng. Theo kinh nghiệm của người hái măng lâu năm thì khi những tiếng sấm đầu mùa xuất hiện cũng là lúc măng trên rừng chuyển sang vị đắng. Người dân tộc mang theo gùi đi vào sâu trong rừng, chọn lựa những mầm măng mới nhú để đủ độ giòn và ngọt. Sau đó đem về luộc cùng chút muối cho bớt vị đắng chát, rồi mới lột lấy những tấm lá bánh tẻ, mềm và dai như những tấm lụa mỏng làm vỏ cho món ăn.


Măng chua Sapa

Phần nhân nem được làm từ thịt gà, lá hẹ và củ kiệu băm nhỏ, nêm chút hạt tiêu, nước mắm. Khâu chọn gà quyết định đến độ ngon đặc biệt khác lạ của món ăn. Gà phải là gà tơ, gà đồi, nặng 0,5-0,7 kg, sau khi làm sạch sẽ được người đầu bếp băm nhỏ cả xương lẫn thịt, gân và sụn.

Kế đến là công đoạn gói nem. Người làm phải thật sự khéo léo và tỉ mỉ cho nhân vào từng lá măng, cuốn tròn lại làm sao để nhân không rớt ra ngoài. Sau đó cho vào chảo mỡ rán vàng, riu riu lửa để nem chín đều, đến khi đã vàng đều các mặt và có mùi thơm thì gắp ra đĩa.

Khi ăn, nhiều người không khỏi trầm trồ bởi hương vị đậm chất núi rừng của món ăn, xen lẫn sự ngạc nhiên thích thú bởi vị giòn sần sật rất êm răng, vị hơi đăng đắng của măng, vị ngọt béo của thịt gà, và mùi thơm của các loại gia vị.

Thưởng thức nem măng đắng bên bếp lửa bập bùng trong bữa cơm chiều ngày lạnh, bạn sẽ được những già làng trưởng bản kể cho nghe về sự tích cây măng đắng trên rừng, gắn liền với tình yêu trong sáng của nàng Bók và chàng Khôm, vì muốn bảo vệ tình yêu đôi lứa mà tìm đến cái chết cùng nhau ở chốn rừng thiêng.

Cây măng đắng mọc lên có vị đắng của tình yêu khổ hạnh, nhưng vẫn có vị ngọt thơm là minh chứng cho tình yêu đẹp của núi rừng. Cũng bởi lẽ đó, người Tày ở Tây Bắc chỉ làm nem măng đắng trong những ngày truyền thống của làng bản. Nhưng đến nay nó đã xuất hiện nhiều hơn trong các bữa ăn để quảng bá với du khách về văn hóa ẩm thực nơi đây.
Măng chua Sapa quả thật là một món ăn rất ngon và sạch, nhiều người thích ăn món này đẫ tìm lên tận Sapa để mua về. Nếu bạn là người yêu thích món ăn từ măng chua thì hãy đến Sapa để mua được măng chua ngon nhất nhé.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015

Vẻ đẹp kì vĩ của ruộng bậc thang ở Sapa

Ruộng bậc thang Sapa được ví như chiếc thang khổng lồ tuyệt đẹp là thành quả lao động của người dân tộc Sapa. Hình ảnh những thửa ruộng bậc thang độc đáo với màu xanh mướt ngút ngàn của mùa xuân, vàng óng ả vào vụ thu hoạch đã đi sâu vào tâm trí của du khách khi đến nơi này. Cùng tham gia tour du lịch sapa để có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp hấp dẫn của những cánh đồng ruộng bậc thang.

Những thửa ruộng bậc thang hiện hình bên quốc lộ 4D ngược lên Sa Pa như những bức tranh vô vàn kiểu dáng. Bà con người Dao, Giáy, Mông... ở Sa Pa tự hào rằng: “Ruộng bậc thang là cái bồ thóc quý giá của người vùng cao. Cái bồ thóc đó đẹp nhất khi vừa khai ruộng, nước đang về đầy; khi lúa vừa lên xanh và khi lúa đã chín vàng”.

Sau trên 100 năm ra đời, giờ đây vẻ đẹp của ruộng bậc thang Sa Pa đang trong quá trình đi ra với thế giới để trở thành di sản để đời.

TT - Cũng như mọi du khách cả Tây lẫn ta khi lên Sa Pa, dọc đường chúng tôi dừng xe lại, lấy máy ảnh ra chụp những thửa ruộng bậc thang mơn mởn xanh trên sườn đồi. Người nào không có máy ảnh thì đứng ngắm với vẻ thích thú, xuýt xoa: Vì sao giữa lưng chừng đồi núi ruộng lúa lại có thể mọc lên đều đến thế?

Nhiều người còn nói chắc hẳn khi khai ruộng, người nông dân vùng cao có hứng khởi lắm nên mới “vẽ” được những thửa ruộng bậc thang đẹp đến kỳ lạ như vậy.




Đang mải miết giong xe máy lên dốc, chúng tôi sửng sốt khi thấy một thửa ruộng xanh rờn từ dưới khe đá phủ lên sườn núi cao ngất rồi mất hút trong sương rừng. Đó là thửa ruộng của người Mông thuộc thôn Vù Lùng Sung, xã Trung Chải của Sa Pa. Bạn đọc tạp chí du lịch Travel and Leisure của Mỹ vừa bình chọn thửa ruộng này là một trong bảy thửa ruộng bậc thang đẹp, kỳ vĩ nhất châu Á và thế giới. Thửa ruộng cao đến 121 bậc, bậc nào cũng xanh màu lúa non vừa bén rễ. Hai bờ chân ruộng choãi ra, ở giữa hóp lại rồi lại hơi nở ra phía trên giống hệt hình chiếc thang bắc lên trời.

Xung quanh thửa ruộng cao nhất này là nhiều thửa ruộng mang hình hài khác nhau, thửa nào cũng gợi một vẻ đẹp quyến rũ. Có thửa chỉ vài chục bậc thang nằm vắt vẻo bên mé đồi như những ngón tay cong đều đặn (nếu không là ruộng bậc thang thì đây chỉ là một sườn đất bỏ hoang). Có thửa vút lên thẳng tắp theo hình chóp nón để lộ những bậc tam cấp uốn cong như những cánh cung đất. Có thửa lúa đã lên xanh. Có thửa vừa mới khai xong, nước từ khe đang chảy về hòa vào ruộng màu đất đỏ chói sau khi đã được bừa ngấu đất. Màu xanh ruộng lúa hòa lẫn với màu xanh cây rừng tạo thành một màu xanh bất tận. Chỉ khác là màu xanh cây lúa trên ruộng bậc thang cứ khiến người ta nghĩ về một kỳ tích độc đáo do bàn tay người nông dân cần cù ở đây tạo nên, không dễ nơi nào cũng có được.

Ngược lên vài trăm mét, chúng tôi quyết định lội qua suối, trèo lên một thửa ruộng bậc thang thẳng tắp trên sườn núi, nơi có những ống nứa nhỏ xếp thẳng hàng giữa từng bậc thang đang dẫn nước từ trên đỉnh rừng chia đều cho từng vạt ruộng. Nghe tiếng nước róc rách chảy qua từng bậc đất, gốc lúa rồi chảy quanh thửa ruộng khiến lòng người thanh thản lại giữa chốn núi rừng.





Vượt xã Trung Chải hơn 20km, chúng tôi đi qua hàng trăm thửa ruộng bậc thang đang bắc giữa lưng chừng trời để đến với vô số thửa ruộng bậc thang khác trải dài dưới thung lũng Mường Hoa của người Giáy thuộc xã Tà Van, phía đông nam thị trấn Sa Pa. Đó là thung lũng nằm hai bên con suối Mường Hoa chảy dài như một cánh tay khổng lồ, khúc khuỷu giữa hai dãy núi hùng vĩ.

Càng về chiều nắng trời như muốn đổ vàng xuống cả lũng núi. Tại đây, ruộng chạy quanh đồi như những vòng tay ôm. Bên mé đồi hoặc giữa đỉnh đồi có vài ba mái nhà nhỏ đơn sơ cũng nằm lọt giữa sóng lúa vây quanh. Thật khó tìm thấy ở nơi này những khoảng đất bỏ hoang, hễ có đất là có ruộng bậc thang và lúa. Hình như những thửa ruộng bậc thang đa dạng có thể biến những ụ đất, rẻo đất xấu xí tưởng như vô dụng trở thành từng thửa ruộng có hồn, có vía. Chả trách từng tốp khách du lịch đi xe thồ từ Sa Pa xuống đây rồi đứng, ngồi, nằm đủ tư thế bên vệ đường, chĩa máy ảnh xuống Mường Hoa bấm tanh tách.

Xuống trung tâm Mường Hoa, chúng tôi tìm gặp ông Sần Cháng, người Giáy, nguyên giám đốc Sở Văn hóa - thông tin tỉnh Lào Cai đã nghỉ hưu, nay về lại ngôi nhà nằm giữa những ruộng lúa bậc thang cạnh suối Mường Hoa. Ông Cháng nói ở đây không lạnh buốt như ở Sa Pa, lại có khe, có suối, đặc biệt là có ruộng bậc thang tạo nên môi trường sinh thái thoáng đãng, vì thế khách du lịch châu Á, châu Âu rất thích đến đây. Ban ngày họ leo lên núi ngắm thung lũng, đêm về ngủ trong nhà dân để thưởng thức những tiết mục văn nghệ dân gian của thôn bản. Khi cần dùng Internet, họ chỉ cần mở máy tính xách tay ra là nối mạng được ngay vì đây là “thôn không dây”.

Ông Cháng dẫn chúng tôi đi tham quan thửa ruộng bậc thang do chính vợ chồng ông làm. Theo ông Cháng, từ khi có người Giáy, Dao, Mông sinh sống ở Mường Hoa cũng là lúc bắt đầu có ruộng bậc thang. Dòng họ ông Cháng đã bảy đời ở tại thung lũng này, có nghĩa ruộng bậc thang có cách đây hơn 100 năm. Hình ảnh những thửa ruộng bậc thang được người xưa khắc lên tảng đá cổ trong bãi đá cổ cách đây hàng trăm năm ở xã Bản Hồ bên dòng Mường Hoa là một dẫn chứng. Nhưng khai thác ruộng bậc thang không ai bằng người Hà Nhì và người Mông. Chính thửa ruộng 121 bậc ở thôn Vù Lùng Sung, xã Trung Chải có lịch sử lâu đời nhất ở Sa Pa, do cha con một người Mông khai mở. Hiện ông Lò Quẩy Vảng, đời th� cao khai thác và kiến tạo ở độ cao 700-1.500m so với mặt biển. “Vì thế nó xứng đáng được tôn vinh là di sản để đời”, tạp chí này viết.

Ông Trần Hữu Sơn, giám đốc Sở Văn hóa - thể thao - du lịch Lào Cai, cho biết tỉnh sẽ đề nghị Bộ Văn hóa - thể thao - du lịch xem xét và công nhận ruộng bậc thang ở Sa Pa là di sản văn hóa quốc gia vào năm 2010. Sau đó sẽ lồng ghép với bãi đá cổ Mường Hoa (đã được công nhận di sản quốc gia) và vườn quốc gia Hoàng Liên (đã được công nhận là di sản ASEAN) để đề nghị UNESCO công nhận đây là cụm di sản văn hóa thế giới.

Ông Lò Quẩy Vảng cho biết ruộng bậc thang bắt đầu phát triển rộng khắp cách nay 80 năm. Chính thửa ruộng 121�� tư của dòng họ này, vẫn sống khỏe.


Đề nghị ruộng bậc thang Sa Pa là di sản văn hóa thế giới

Tạp chí du lịch Travel and Leisure của Mỹ đã bình chọn và công bố bảy thửa ruộng bậc thang đẹp, kỳ vĩ nhất châu Á và thế giới, gồm: vùng Banaue (Philippines), vùng Nguyên Dương ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), khu Long Tích ở tỉnh Quế Lâm (Trung Quốc), vùng Mae Rim ở Chiang Mai (Thái Lan), vùng Annapurna (Nepal), vùng Ubud (Indonesia) và Sa Pa của VN. Đây là loại hình canh tác độc đáo trong sự tồn tại và phát triển của nông nghiệp truyền thống, do bàn tay người nông dân vùng bậc của ông được bố chia cho. Cả dòng họ bao đời của ông đã cùng nhau gìn giữ ruộng bậc thang mới được như ngày nay.
Những thửa ruộng bậc thang đem lại cho du lịch sapa một vẻ đẹp hấp dẫn, kỳ thú cuốn hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Ruộng bậc thang thể hiện nét đẹp trong truyền thống canh tác của người dân Sapa và là biểu tượng của Sapa. Hi vọng ruộng bậc thang sẽ mãi được duy trì và được bảo tồn để các thế hệ mai sau sẽ luôn thấy tự hào.
Nguồn: Tổng hợp

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi Hàm Rồng ở Sapa


Ai đã đến Sapa thì đều biết đến núi Hàm Rồng, một trong những thắng cảnh nổi tiếng nơi đây. Quả thật núi Hàm Rồng rất đẹp bởi thiên nhiên kì vĩ và là nơi chụp ảnh lý thưởng cho du khách.
Truyện kể rằng, thuở hồng hoang có đôi rồng quấn quýt bên nhau, chơi đùa nơi trần thế mà không hề biết rằng cơn đại hồng thủy đang ập đến, cho đến khi bị những con nước khổng lồ, cuồn cuộn nhấn chìm. Chàng rồng vùng vẫy mạnh mẽ rồi may mắn thoát thân, còn nàng rồng do đuối sức bị cơn đại hồng thủy nhấn chìm, chỉ biết ngước đầu lên nhìn chàng rồng bay về trời. Theo thời gian, nàng rồng hóa đá, thân thể trở thành dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, còn phần đầu trở thành núi Hàm Rồng.

Ngày nay, ngọn núi kỳ thú này được xây dựng trở thành một khu du lịch sinh thái hấp dẫn của thị trấn SaPa, bao gồm 3 khu vực chính, đó là vườn hoa hàm rồng, "vườn đá" Thạch Lâm và cuối cùng là đỉnh hàm rồng, nơi du khách có thể thu vào tầm mắt toàn bộ thị trấn Sapa xinh đẹp.




Núi Hàm Rồng - SaPa


Vườn hoa Hàm Rồng là nơi mà du khách sẽ đi qua trong hành trình lên đỉnh Hàm Rồng. Vườn hoa được xây dựng dựa theo địa thế tự nhiên của núi, để tham quan, du khách sẽ phải đi qua chặng đường dài hàng trăm bậc đá. Cứ cách một đoạn, cảnh trí lại trải ra trước mắt như một bình nguyên thu nhỏ rực rỡ, với muôn vàn sắc hoa. Mùa nào hoa nấy, đem lại cho du khách mới lạ và cảm xúc khác biệt.

Vườn đá Thạch Lâm, khu vườn của nhiều vách đá kỳ lạ, được thiên nhiên sắp xếp vô tình mà như hữu ý, đã khiến người xưa khéo tưởng tượng thành vô vàn móng vuốt, vây lông của "nàng" rồng. Đi giữa rừng đá dựng đứng, du khách sẽ có cảm giác bí hiểm, âm u như lạc vào mê cung khó lòng tìm thấy lối ra.


Vườn đá Thạch Lâm


Cuối cùng, sau cuộc hành trình dài 1 km, qua quãng đường không hề dễ dàng, du khách sẽ lên đến đỉnh Hàm Rồng (hay còn gọi là Sân Mây) được bố trí như một chòi quan sát. Tại đây, du khách có thể thu toàn bộ thị trấn SaPa cũng như khu du lịch Hàm Rồng vào trong tầm mắt. Đứng trên chòi quan sát cao ngất ở độ cao hơn 1800m, hít thở không khí trong lành, mát lạnh và chiêm ngưỡng toàn cảnh Sapa, quả sông còn gì thú vị bằng.




Vườn hoa nhìn từ đỉnh Hàm Rồng (Sân Mây)

Với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, muôn màu muôn vẻ của vườn hoa Hàm Rồng, âm u, bí hiểm của vườn đá Thạch Lâm hay thơ mộng tựa chốn bồng lai của Sân Mây, Hàm Rồng SaPa đã trở thành khu du lịch sinh thái hấp dẫn, thu hút hàng vạn lượt khách trong nước và quốc tế mỗi năm.
Nếu du lịch Sapa bạn đừng quên ghé qua núi Hàm Rồng để được chiêm ngưỡng cảnh đẹp nơi đây nhé. Chúc bạn có một chuyến du lịch thú vị
Nguồn: Tổng hợp

Thứ Năm, 15 tháng 1, 2015

Khám phá vẻ đẹp của Sapa

Phải nói Sapa là mảnh đất được thiên nhiên rất ưu đãi, Sapa là điểm du lịch nổi tiếng mà hầu như ai cũng biết bởi vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc, của con người và nét văn hóa ở Sapa.
Nằm ở phía tây bắc của Tổ quốc, Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên. Phong cảnh thiên nhiên của Sa Pa được kết hợp với sức sáng tạo của con người cùng với địa hình của núi đồi, màu xanh của rừng, như bức tranh có sự sắp xếp theo một bố cục hài hoà tạo nên một vùng có nhiều cảnh sắc thơ mộng hấp dẫn.
Thành phố Sapa trong sương mù

Chìm trong làn mây bồng bềnh thị trấn Sa Pa như một thành phố trong sương huyền ảo, vẽ lên một bức tranh sơn thủy hữu tình. Nơi đây, có thứ tài nguyên vô giá đó là khí hậu trong lành mát mẻ, mang nhiều sắc thái đa dạng. Nằm ở độ cao trung bình 1500m – 1800m, nên khí hậu Sa Pa ít nhiều lại mang sắc thái của xứ ôn đới, với nhiệt độ trung bình 15-18°C. Từ tháng 5 đến tháng 8 có mưa nhiều.

Sa Pa tên gọi này từ tiếng quan thoại. Tiếng quan thoại gọi Sa - Pả, “Sa” là cát, “Pả” là bãi. Địa danh của “bãi cát” này ở bên phải cầu km 32 từ Lào Cai vào Sa Pa. Ngày xưa chưa có thị trấn Sa Pa, cư dân ở vùng đất này đều họp chợ ở “bãi cát” đó. Do vậy, dân địa phương ai cũng nói là “đi chợ Sa Pả”.

Từ hai chữ “Sa Pả”, người Phương Tây phát âm không có dấu, nên thành Sa Pa và họ đã viết bằng chữ Pháp hai chữ đó là “Cha Pa” và một thời gian rất lâu người ta đều gọi “Cha Pa” theo nghĩa của từ tiếng Việt.

Còn thị trấn Sa Pa ngày nay, trước có một mạch nước đùn lên đục đỏ, nên dân địa phương gọi là “Hùng Hồ”, “Hùng” là đỏ, “Hồ” là hà, là suối, suối đỏ.

Sa Pa có đỉnh Phan Si Păng cao 3.143m trên dãy Hoàng Liên Sơn. Gọi Hoàng Liên Sơn, bởi duy nhất trên dãy núi này có cây Hoàng Liên, một loại dược liệu quý, hiếm. Ngoài ra dãy Hoàng Liên còn là “mỏ” của loài gỗ quý như thông dầu, của bao chim thú, như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương và của hàng ngàn loại thuốc. Khu rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn có 136 loài chim, có 56 loài thú, 553 loài côn trùng. Có 37 loài thú được ghi trong “sách đỏ Việt Nam. Rừng Hoàng Liên Sơn có 864 loài thực vật, trong đó có 173 loài cây thuốc.

Núi Hàm Rồng

Sa Pa có núi Hàm Rồng ở sát ngay thị trấn, bất kỳ du khách nào cũng có thể lên đó để ngắm toàn cảnh thị trấn, thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, Tả Phìn ẩn hiện trong sương khói. Hiện nay, với bàn tay tôn tạo của con người, Hàm Rồng thực sự là một thắng cảnh đầy hoa trái của Sa Pa. Và, nếu ai đã đến Thạch Lâm (Vân Nam, Trung Quốc) thì Hàm Rồng cũng có thể giúp các bạn tưởng tượng là Thạch Lâm được. Lên Hàm Rồng, du khách như lạc vào vườn tiên, mây ùa kín thân người, hoa rực rỡ mặt đất.

Du lịch SaPa còn có nhà thờ cổ ở ngay thị trấn và từ thị trấn đi ngược về hướng đông bắc trên đường đi tới động Tả Phìn có một tu viện được xây gần toàn như bằng đá tại một sườn đồi quang đãng, thoáng mát. Qua tu viện đi bộ ba cây số theo hướng bắc ta đến hang động Tả Phìn với độ rộng có thể đủ chứa một số lượng người cỡ trung đoàn của quân đội. Trong hang nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù kỳ thú như hình tiên múa, đoàn tiên ngồi, cánh đồng xa, rừng cây lấp lánh.

Đặc biệt tại thung lũng Mường Hoa có 196 hòn chạm khắc nhiều hình kỳ lạ của những cư dân cổ xưa cách đây hàng ngàn vạn năm mà nhiều nhà khảo cổ học vẫn chưa giải mã được. Khu chạm khắc cổ đã được xếp hạng di tích quốc gia.

Từ thị trấn Sa Pa, đi về phía tây khoảng 12km trên đường đi Lai Châu, ta sẽ gặp Thác Bạc với những dòng nước đổ ào ào từ độ cao trên 200m tạo thành âm thanh núi rừng đầy ấn tượng.

Sa Pa là “vương quốc” của hoa trái, như đào hoa, đào vàng to, đào vàng nhỏ, mận hậu, mận tím, mận tam hoa, hoa lay dơn, hoa mận, hoa lê, hoa đào, hoa cúc, hoa hồng…đặc biệt là hoa bất tử sống mãi với thời gian.
Ruộng bậc thang ở Sapa

Sa Pa với 6 tộc người cũng cư trú, mỗi tộc người có một vốn văn hoá riêng với các lễ hội như lễ hội “Roóng pọc” của người Giáy Tả Van, lễ hội “Sải Sán” (đạp núi) của người Mông, lễ “Tết nhảy” của người Dao Đỏ, tất cả đều diễn ra vào tháng tết hàng năm.

Chợ Sa Pa

Chợ phiên của Sa Pa họp vào ngày chủ nhật tại huyện lỵ (thị trấn Sa Pa). Người dân ở vùng xa phải đi từ ngày thứ bẩy. Vào tối thứ bảy mọi người cùng thức vui với nhau bằng những bài hát dân ca của trai gái người Mông, người Dao, bằng những âm thanh của đàn môi, của sáo, của khèn Mông, bằng những bát rượu tràn đầy của những người có tuổi…và người ta đã đặt cho nó là “chợ tình”.
Trên đây chỉ là một vài nét của Sapa, bạn hãy đến Sapa để được khám phá thêm nhiều vẻ đẹp thú vị khác của thiên nhiên và con người nơi đây.