Vẻ đẹp Sapa trong sương mù

Sa Pa từ lâu đã được biết đến như một Châu Âu thu nhỏ của Việt Nam với khí hậu cận ôn đới đặc trưng quanh năm mây phủ. Với vẻ đẹp buồn, sương mù Sa Pa có sức cuốn hút đặc biệt với tất cả du khách khi đặt chân tới vùng đất này.

Ruộng bậc thang ở Sapa

Nét chấm phá kì khôi, sự giao thoa hài hòa giữa thiên nhiên và bàn tay còn người đã làm nên khung cảnh tuyệt đẹp nhất trên từng ngọn lúa ở ruộng bậc thang Sapa đã khiến không biết bao du khách, biết bao người đồng bằng tới Sapa được dịp ngỡ ngàng.p.

Nhà thờ đá cổ Sapa

Nhà thờ đá cổ Sapa trên phố núi giữa đêm mờ sương giống như một biểu tượng của xứ sở Sapa, của đất trời Tây Bắc.

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Thưởng thức ẩm thực Đà Lạt những ngày mưa

Thố ốc bươu nhồi thịt quyến rũ, các món nướng thơm lừng, hay đơn giản chỉ là ly sữa đậu nành béo ngậy đêm khuya sẽ làm bạn yêu thêm những ngày mưa ở Đà Lạt.
Đà Lạt vốn được mệnh danh là thành phố buồn, mưa lại làm cho nơi này càng buồn thêm, thời tiết vừa lạnh lẽo, vừa ẩm thấp lại khó chịu. Nhưng nếu chịu khó một tẹo, thưởng thức ẩm thực Đà Lạt những ngày mưa sẽ đem niềm hạnh phúc đến với bạn.

Ốc bươu nhồi thịt

Món này nức tiếng tại một quán lâu đời trên đường Hai Bà Trưng. Vừa từ ngoài phố rét lạnh, bạn sẽ cảm nhận được hơi ấm ngay khi bước chân vào quán. Quán giữ nguyên thiết kế xưa cũ cách đây hàng chục năm, bốn bề là gỗ và có móc treo áo khoát, áo mưa cho khách. Không gian nơi này không rộng lắm, nhưng lúc nào cũng đông khách nên khá đầm ấm. thỉnh thoảng bạn phải chờ 5 - 10 phút mới có chỗ trống.
Món ốc bươu nhồi thịt tại đây rất nức danh với người Đà Lạt. Thịt ốc bươu được nhồi chung với nạc heo, băm nhuyễn, thêm vài lát sả để khử mùi khiến cho bạn muốn ăn ngay khi nhìn thấy thố ốc thơm phức này. Chính chủ quán cho biết, sở dĩ món này đặc biệt là nhờ vào chén nước chấm với công thức pha chế gia truyền của cụ chủ quán đời thứ nhất.
Ốc bươu nhồi thịt.

Nướng ngói

Đúng như tên gọi của nó, thay vì dùng vỉ, quán dùng viên ngói âm dương để nướng. Viên ngói được đặt trên một bếp than hồng, quét một lớp dầu ăn lên trên để khi nướng thịt không bị dính. Món chính của những quán này là cácmón thịt heo, bò, hải sản, thịt rừng được tẩm gia vị thơm ngon ăn với đĩa rau xà lách trộn dầu dấm rất quyến rũ. Rau tươi, thịt ngon kèm theo bầu rượu chính là điểm 10 cho những ngày mưa. Đến Đà Lạt, đừng ngại bóng gió mà hãy tìm đến những quán nướng ngói đặc biệt này trên đường Nguyễn Lương Bằng.


Các món nướng ngói rất thích hợp vào những ngày mưa.

Nem nướng

Nem nướng Đà Lạt na ná như nem nướng Nha Trang, được làm từ nạt heo xay rồi quết chặt lên một cây đũa, nướng chín, ăn chung với bánh tráng cuốn nhỏ chiên giòn, đồ chua và rau thơm. Điểm nhấn chính là nước chấm được làm từ gan, tôm, thịt và đậu xay nhuyễn tạo thành một hẩu lốn rất đặc biệt. Không gì ăn nhập để ăn vào những ngày mưa bằng những cuốn thịt vừa thơm, vừa béo lại giòn rụm này. Bạn có thể tìm những quán bán nem nướng ngon trên đường Phan Đình Phùng.
Nem nướng trên đường Phan Đình Phùng.

Bánh bèo

Bánh bèo Đà Lạt giống như bánh bèo miền trung. Phần bánh được làm từ bột gạo, hơi dẻo. Nước sốt làm từ tôm, thịt băm nhỏ, thêm một ít da lợn chiên giòn và chén nước nắm chua ngọt bên cạnh. Bánh bèo ở đây thường được ăn kèm với những cây chả bò hoặc heo nho nhỏ thơm mùi tỏi. Món này nổi danh nhất ở đường Phan Đình Phùng, rất ăn nhập để ăn vào những chiều mưa rả rích.
Bánh bèo Đà Lạt
Bánh mì xíu mại
Chắc hẳn bất cứ ai từng đến đây đều không còn quá xa lạ với món bánh mì xíu mại trứ danh này. Bánh mì luôn được hơ nóng bên bếp than nhỏ để giữ độ giòn, ấm, ăn kèm với chén xíu mại cay cay, thêm ít đu đủ chua, rau thơm chính là món tuyệt hảo vào những đêm Đà Lạt ẩm ướt. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp những quán bánh mì nho nhỏ nép mình dọc con dốc gần chợ Đà Lạt. Có thể gọi bánh mì xíu mại là một trong những "đặc sản" của nơi đây.
>>> Xem thêm: Cách làm đặc sản mứt táo mèo cực ngon ở Sapa
Bánh mì xíu mại.

Nành bò và bánh su kem

Nành bò là tên gọi tắt của món sữa đậu nành pha với sữa bò, món thức uống rất đơn giản nhưng lại khôn xiết hút khách. Ngay góc đường Tăng Bạt Hổ, gần chợ Đà Lạt bán rất nhiều loại sữa và bánh để ăn khuya như sữa đậu nành, đậu xanh, đậu phộng, bánh su kem... nhưng nổi danh nhất vẫn là món sữa nành bò ăn chung với bánh su kem. Nơi này chỉ bán buổi tối, rất gần điểm bán bánh mì xíu mại. Trời mưa lâm râm thường ít khách, bạn có thể mua một ổ bánh mì rồi đi bộ đến đây, ngồi dưới mái hiên uống một ly sữa nóng, ngắm mưa. Một đêm mưa Đà Lạt đơn giản nhưng mà rất lãng mạn.
Bánh bò và bánh su kem.

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015

Kì bí bãi đá cổ ở Sapa

Đến Sapa chắc hẳn bạn sẽ được nghe nhiều về bãi đá cổ, đây là bãi đá gồm rất nhiều phiến đá được chạm khắc hoa văn trang trí độc đáo được phát hiện từ năm 1925 bởi một nhà khảo cổ người Pháp.
Với khí hậu ôn hòa quanh năm, Sa Pa, Lào Cai đang là một điểm đến hấp dẫn du khách du lịch sapa 3 ngày 4 đêm trong nước và quốc tế bởi khí hậu trong lành, phong cảnh tươi đẹp. Ở độ cao 1.650 m so với mực nước biển, Sa Pa quyến rũ và mê hoặc lòng người bởi một ngày có 4 mùa, những thửa ruộng bậc thang ngập chìm trong mây, ẩn hiện dưới chân đỉnh Fansipan hùng vĩ. Ngoài ra, nơi đây cũng lưu giữ những nét văn hóa cổ xưa đầy bí ẩn.

Xen lẫn giữa những thửa ruộng bậc thang ngút ngàn của người dân tộc Dao, Mông là bãi đá cổ với những hình chạm khắc khác nhau. Bãi đá cổ với trên 200 tảng đá lớn nhỏ nằm rải rác là dấu tích còn lại của người tiền sử.

Bãi đá cổ được nhà khảo cổ người Pháp phát hiện vào năm 1925, nằm ngổn ngang bên dòng suối Hoa. Trên những phiến đá chạm khắc hoa văn trang trí, hình người, ruộng bậc thang, nhà sàn hay cả dấu vết của chữ viết. Theo một số tài liệu lịch sử và dân tộc học, các hình chạm khắc đều rất khúc triết, rõ ràng về thời kỳ nguyên sơ, khi con người còn phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên.

Những nét chạm khắc trên phiến đá còn rất đơn giản, nhưng để giải mã được điều đó vẫn đang là thách thức đối với những nhà nghiên cứu. Người ta cho rằng mỗi phiến đá đều lưu giữ một câu chuyện về đời sống, sinh hoạt, văn hóa của người cổ xưa. Tham khảo tour sapa

Còn đối với những người dân bản địa, quần thể bãi đá cổ Sa Pa là "thư viện trời", là quyển sách lớn nhất của tổ tiên để lại. Các viên đá tập trung thành hai bãi lớn. Bãi thứ nhất nằm cạnh bản Pho, bản người Mông cuối dòng suối Hoa. Số lượng đá ở đây không nhiều nhưng là những khối đá lớn nhất, có khối dài lên tới 12 m. Một số phiến đá lớn có hình chạm khắc dày đặc và đa dạng.

Bãi đá thứ hai nằm giáp ranh hai xã Hầu Thào và Lao Chải, là bãi đá rộng nhất với trên 100 khối to nhỏ khác nhau. Nơi đây có những hình khắc chỉ xuất hiện duy nhất một lần.

Với những người dân nơi đây, từ thời tổ tiên cha ông vẫn truyền lại những câu chuyện mang tính thần thoại về lời nguyền được khắc trên bãi đá như tục phải tế thần núi rừng vào các dịp lễ... Nếu trái với lời nguyền, con cháu sẽ bị trừng phạt. 
Những cô gái dân tộc Mông trong những trang phục sặc sỡ ở Sa Pa

Không biết thực hư thế nào, nhưng người dân ở đây chỉ biết kể lại câu chuyện ấy cho con cháu đời sau, còn những hình khắc và lời nguyền thì cả bản không thể lý giải. Hàng chục năm qua, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã đến với bãi đá cổ ở Sa Pa để mong tìm được câu trả lời chính xác cho những hình khắc bí ẩn. Có dịp đến Sapa bạn hãy tham quan bãi đá cổ đặc biệt này để khám phá những dấu tích của người Sapa xưa nhé. Chúc bạn có một chuyến du lịch vui vẻ.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

Những kinh nghiệm cho chuyến du lịch miền núi an toàn

Để giải tỏa những mệt mọt, bận rôn trong công việc và cuộc sống thì rất nhiều người đã chọn cho mình một chuyến đi du lịch đến những địa điểm đẹp, hấp dẫn theo sở thích của mình. Thế nhưng trong một chuyến du lịch  cũng tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn cho bản thân và những người xung quanh bạn. Dưới đây là những chia sẻ quý báu cho bạn trong chuyến du lịch miền núi.

Không tùy tiện ăn hoa quả, lá cây trong rừng, mang theo đồ dự trữ năng lượng cao (sô-cô-la, bánh snicker) là những điều bạn cần biết khi tham gia một hành trình leo núi.
Để đảm bảo chuyến đi an toàn, trước khi muốn chinh phục những đỉnh cao, bạn cần lưu ý những điểm sau.

Thời gian


Tại Việt Nam, mùa khô từ tháng 11 hằng năm đến tháng 4 năm sau là thời điểm thích hợp cho các chuyến leo núi, băng rừng. Cần thiết phải nghiên cứu địa hình để quyết định thời gian di chuyển phù hợp nhằm đạt được mục đích cuối cùng. Đặc biệt phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người đi trước hoặc từ dân địa phương.



Đồ dùng

Đồ dùng cá nhân cho các hành trình leo núi phải tối giản nhưng đầy đủ. Quần rộng rãi, áo thun, áo khoác chống thấm, chống lạnh và thoát hơi, giày nhẹ, đế mềm, bám đường tốt, miếng bọc gối, cổ chân, khuỷu tay, mũ có vành mềm, áo mưa bền, nhẹ.
Các hành trang khác phụ thuộc vào cung đường dự kiến: có lối mòn sẵn hay phải mở đường, có người vác đồ và dẫn đường hay không, thời gian của chuyến đi. Dao và đèn pin cũng là những vật dụng không thể thiếu.
Tham gia tour đi Sapa 2 ngày 3 đêm để chinh phục những đỉnh núi đầy thách thức
Thực phẩm
Ngoài các đồ ăn cần thiết cho cả hành trình, cần thiết phải có đồ ăn dự trữ năng lượng cao (sô-cô-la, bánh snicker) luôn mang theo người. Nước uống vô cùng quan trọng, nên có một bình nước với vòi hút để có thể uống từng ngụm nhỏ trong quá trình di chuyển liên tục. Uống nước đúng cách giúp bạn tiết kiệm sức lực và bù đắp lại năng lượng đúng lúc. Nước chanh pha với đường glucose, một chút muối là lựa chọn hoàn hảo cho hành trình leo núi



Chú ý khác
Không tùy tiện ăn hoa quả, lá cây trong rừng nếu không biết chắc chắn về công dụng của nó. Đi rừng rậm nhiệt đới phải có thuốc phòng chống côn trùng như muỗi, vắt. Thuốc DEP khá phổ biến với dân đi, giá cả rẻ, tuy vậy tác dụng trong thời gian ngắn và không phải lúc nào cũng hiệu quả.
Với những lộ trình khó, hãy chuẩn bị kỹ lưỡng chuyến đi bằng máy định vị GPS, khi di chuyển phải đánh dấu đường phòng trường hợp bị lạc. Trên núi cao có thể mất sóng điện thoại, việc liên lạc bằng máy bộ đàm cũng là một lợi thế.Tham khảo thêm tour du lịch Sapa 3 ngày 4 đêm
Tổ chức nhóm đi nhỏ, gọn, phù hợp cho những lộ trình hiểm hóc. Đừng bao giờ quên đặt an toàn cá nhân lên hàng đầu, không được phép đưa ra các quyết định liều lĩnh, nguy hiểm cho mình và các thành viên khác trong đoàn.
Hi vọng những kinh nghiệm trên sẽ giúp cho chuyến du lịch của bạn an toàn và thú vị. Chúc bạn du lịch vui vẻ.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

Kinh nghiệm đi du lịch Sapa bằng tàu hỏa


Sapa thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan và nghỉ dưỡng. Một trong những phương tiện được nhiều người lựa chọn để đi du lịch Sapa đó chính là tàu hỏa. Tàu hỏa là một phương tiện an toàn và tiết kiệm thế nhưng nếu bạn ít đi tàu hỏa hoặc chưa đi tàu hỏa bao giờ thì bạn nên trang bị cho mình những kinh nghiệm cần có cho một chuyến đi thuận lợi và tốt đẹp.


1.Mua vé:
Nếu đã chắc chắn ngày khởi hành thì bạn nên mua vé Tàu sớm, điều này không những giúp bạn tránh được tình huống xấu là không mua được vé (ảnh hưởng đến lịch trình đi) mà còn có thể giúp bạn tiết kiệm được một ít kinh phí. Nếu đặt mua vé tàu càng sớm thì bạn càng có cơ hội được mua vé càng rẻ.

Chú ý: Nếu bạn đi du lịch Sapa 3 ngày 2 đêm vào các dịp lễ Tết thì cần mua trước khoảng 1 tháng hoặc sớm hơn.


2. Chỗ ngồi:
Tại Việt Nam, chổ ngồi trên Tàu có các loại sau: ghế cứng, ghế cứng điều hòa, ghế mềm, ghế mềm điều hòa, giường nằm… mỗi hạng ghế ngồi sẽ có mức giá tương ứng. Ghế cứng thì rẻ hơn so với ghế mềm và giường nằm.
Cần nắm rõ quãng đường di chuyển để lựa chọn ghế ngồi phù hợp:
Ví dụ: Quãng đường từ Hà Nội đi Sapa khoảng 400km cho nên bạn có thể ngồi ghế mềm máy lạnh hoặc thậm chí là ghế cứng để tiết kiệm một phần kinh phí. Giường nằm là sự lựa chọn tốt nhất cho các chuyến hành trình dài.


3. Thức ăn:
Hiện nay giá vé Tàu không bao gồm các suất ăn trên Tàu như trước đây. Với các chuyến hành trình ngắn thì không sao, với các chuyến hành trình dài thì vấn đề ăn uống đôi khi là một vấn đề.
. Thức ăn trên Tàu: Bạn có thể mua suất ăn từng bữa ngay trên Tàu (được phục vụ tận chổ ngồi). Tuy nhiên thức ăn trên Tàu tương đối lạnh (do bảo quản), không ngon và… chổ ăn lại chật hẹp, không thoải mái (nếu ngồi ghế). Để có nhiều sự lựa chọn hơn về món ăn, để có một chổ ngồi ăn rộng rãi hơn bạn có thể đến nhà bếp của Tàu (thường là toa cuối cùng của đoàn Tàu) để dùng bữa.
. Mua thức ăn tại các Ga dừng: Trong chặng hành trình Tàu sẽ dừng ở một số Ga lớn (để tránh Tàu hoặc để đón khách), tại đây bạn có thể tranh thủ ít thời gian để tìm cho mình một ít thức ăn.
. Mang thức ăn theo: Nên mang theo một ít thức ăn khi đi Tàu. Đặc biệt với những chặng hành trình ngắn thì đó có lẽ là cách hay nhất. Bạn nên lưu ý rằng các chuyến tàu du lịch Hà Nội – Lào Cai – Hà Nội không phục vụ ăn uống trên tàu. Bạn nên mang theo thức ăn hoặc ăn tối trước khi lên tàu.


4. Hành lý mang theo:
Nên mang hành lý gọn nhẹ. Nó không chỉ tiện cho bạn khi di chuyển mà còn dễ quản lý hành lý khi ngồi trên Tàu. Nên đặt hành lý gần cho ngồi của mình.
Đồ dùng cá nhân hàng ngày nên để vào một túi riêng để tiện cho việc sử dụng khi cần.


5. Tập di chuyển
Dù đi Tàu có phần thoải mái hơn đi xe nhưng bạn cũng không tránh khỏi những mỏi mệt, bức bối do việc ngồi quá lâu gây ra. Nên tăng cường đi lại hoặc tập một số bãi tập dãn cơ ngay tại chổ ngồi.


6. Vệ sinh
Mỗi toa Tàu thường chỉ có một nhà vệ sinh mà thôi, số lượng ít mà người sử dụng lại nhiều nên không tránh khỏi những lúc “quá tải” hoặc hết nước (đặc biệt là buổi sáng).
Bạn nên thức dậy sớm hơn một tí hoặc cũng có thể là chờ Ga dừng tiếp theo để vệ sinh.
Chú ý: Khi Tàu dừng, cửa và hệ thống nước trên Tàu sẽ bị khóa lại, bạn có thể sử dụng nhà vệ sinh của Ga dừng.


7. Mua sắm
Khi tới những Ga dọc đường, bạn nên cẩn thận với đồ lưu niệm hoặc đồ ăn, thức uống bán rong. Thay vì mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng hoặc thức ăn, nước uống không hợp vệ sinh, bạn nên mua sản phẩm đóng hộp có tên tuổi thương hiệu.

8. Nếu có bất cứ rắc rối nào về dịch vụ hay sự cố trên Tàu bạn hãy liên hệ ngay với trưởng toa (người phụ trách toa – mỗi toa có ít nhất một người phụ trách) hoặc nhân viên của Tàu.
Trên đây là một vài kinh nghiệm du lịch Sapa giá rẻ bằng tàu hỏa, hãy trang bị cho mình thêm những kinh nghiệm có ích khác để có một chuyến đi thuận lợi và an toàn nhé. Chúc bạn may mắn.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015

Cách làm đặc sản mứt táo mèo cực ngon ở Sapa



Táo mèo là một đặc sản rất phổ biến ở Sapa, táo mèo có nhiều công dụng tốt được nhiều người mua về làm dùng hoặc làm quà cho người thân. Ngoài ra táo mèo có thể dùng làm mứt rất ngon, chắc chắn mứt táo mèo sẽ làm hài lòng bạn khi bạn thưởng thức. Dưới đây là cách tự làm mứt táo mèo bạn có thể tham khảo nhé.





                                                               Mứt táo mèo Sapa
        >>>>Xem thêm: Đến Sapa thưởng thức đặc sản đào rọ

Mứt táo mèo Sapa là món rất đặc trưng của thành phố sương mù, vì táo mèo là 1 vị thuốc chữa bệnh nên món ăn này luôn được du khách mua về rất nhiều trong những tour du lịch Sapa 2 ngày 3 đêm. Cách làm mứt táo mèo cũng không hề khó.

NGUYÊN LIỆU:

Táo mèo tươi 1kg
Đường 1kg
Vanilla

CÁCH LÀM:

Bước 1: Sơ chế

- Rửa sạch táo

- Thái táo mèo thành từng miếng mỏng

- Ngâm táo mèo miếng với muối để qua đêm


Bước 2: Chế biến

- Vớt táo mèo khỏi nước muối rồi phơi 1 nắng để miếng táo mèo hơi heo héo.

- Đổ đường vào táo mèo, xóc đều lên rồi ngâm qua đêm

- Cho táo mèo vào chảo dày, xao với lửa nhỏ nhỏ

- Đường gần cạn thì cho vanilla vào bạn nhé, lúc này bạn hãy đảo nhẹ thật là đều tay khoảng 1 phút nhé.

Táo mèo phải được thái mỏng

Bước 3: Thưởng thức

Mứt táo mèo là một món ăn rất tốt cho sức khỏe, cách làm mứt táo mèo không hề khó, bạn hãy thử làm nhé. Tham gia tour du lịch Sapa giá rẻ để mua được đào rọ ngon nhé. Chúc bạn thành công.
Nguồn: Tổng hợp

Thứ Hai, 9 tháng 2, 2015

Tục kéo vợ của người dân tộc H"Mông

Sapa có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống và cũng là nơi giao thoa nhiều nền văn hóa đặc sắc của các dân tộc. Những dân tộc thiểu số ở Sapa có nhiều phong tục kì lạ mà ít người biết đến như tục kéo vợ của người H'Mông.

Tục kéo vợ là một nét trong văn hóa rất đặc trưng của người H’Mông . Bạn sẽ là người may mắn khi gặp một lễ kéo vợ trong chuyến du lịch Sapa 3 ngày 4 đêm. Truyền thống người H’Mông ở Sa Pa vốn rất tôn trọng phái nữ gần như mẫu hệ.


Thiếu nữ H'Mông

Trong cuộc sống mặc dù đôi trai gái đã yêu nhau từ trước nhưng đến lúc lấy nhau thật thì cũng phải tổ chức lễ kéo vợ thì cô gái mới chịu về nhà chồng, không có cô gái H’Mông nào tự bước chân về nhà chồng, điều này thể hiện sự danh giá của người con gái .

* Chuẩn bị đi kéo vợ: Khi người con trai được phép lấy vợ, cả nhà trai sẽ tập trung cùng lo,đoàn người kéo vợ phải có ít nhất 5 người chính thức và một số người làm công tác phụ giúp. Họ người bao gồm: Một cô gái trẻ chưa chồng khác họ nhà trai, một chàng trai chưa vợ khác họ với, một người bác ruột có hiểu biết cầm trịch, và chú rể, 1 người cô hay dì đại diện mẹ chú rể cùng một số bạn trai trẻ biết cách kéo vợ.

Trước khi đi cả đoàn sẽ cùng nhau hội ý, khi đi chia ra tốp để tránh sự nghi ngờ. Con trai cùng phù rể đi trước, phù dâu cùng người đại diện mẹ nhà trai theo sau, người cầm trịch và tốp kéo hộ đi sau cùng. Khi tới điểm hẹn, chàng trai hẹn người yêu đến cùng tâm sự tại 1 địa điểm thuận lợi. Mọi người sẽ nấp vào các bụi rậm, khi cô gái xuất hiện chàng trai chào hỏi giữ chân cô gái lại để cô gái không đề phòng.

*Bắt đầu kéo: Chàng trai tán tỉnh cô gái một lúc, chàng sẽ tóm tay cô gái nói: Lần này ta kéo em về làm vợ ta đây. Sau đó chàng trai giữ chặt lấy người yêu, những người kéo giúp nhấc bổng cô gái rồi chạy biến về nhà chồng.
Lễ kéo vợ người H’Mông ở Sapa

Nếu như cả đội gặp sự phản ứng của nhà gái thì hội kéo cứ kéo, còn người cầm trịch ở lại hát đối đáp với người nhà gái, chú rể cũng ở lại để tạ lỗi với người nhà gái. Khi gần về nhà trai, đoàn kéo vợ sẽ cử một người chạy trước báo cho người nhà chú rể bắt một đôi gà bao gồm 1 gà mái tơ, 1 gà trống chưa gáy đợi ở cửa chính khi cô dâu về thì làm lý gọi hồn, xong xuôi mang gà mổ thịt làm cơm đãi đoàn người giúp kéo. Trong bữa cơm này nhà trai sẽ mời 1 người có hiểu biết đến dùng cơm, sau đó người này sẽ giúp nhà trai sang nhà gái báo tin rằng nhà trai đã kéo được con gái họ về. Nhà trai lúc này sẽ mang 1 gói thuốc lá tự trồng, 1 sừng trâu rượu làm lễ vật báo tin.

Khi cô dâu về, nhà trai sẽ bố trí để cô dâu và phù dâu ngủ chung ba đêm, đến sáng thư ba họ sẽ giã bánh dầy đưa cô dâu để cô về nhà lấy đồ thay. Đoàn người lúc này gồm cô dâu, chú rể, cha/mẹ chú rẻ, phù dâu, đến nhà gái chú rể sẽ phải quỳ lậy tất cả các thành viên trong gia đình nhà gái để làm quen với họ. Nhà gái khi này sẽ tổ chức bữa cơm tiếp đãi đoàn khách nhà trai, tại bữa cơm người đại diện nhà gái là bà dì hay bà cô sẽ hỏi cô gái là cô có thể chung sống cả đời chàng trai được không? Cô gái sẽ vui vẻ trả lời đồng ý . Như vậy nhà gái mới yên tâm dọn đồ để cô gái cầm về nhà chồng.

Nghĩa là 3 ngày vừa rồi là 3 ngày cô dâu sống thử ở nhà chàng trai để ra quyết định có về làm dâu nhà chàng trai hay không.
Tục kéo vợ là một phong tục độc đáo mang đặc trưng của người dân H"Mông. Nếu bạn được chứng kiến tận mắt tục lệ này thì bạn sẽ thấy nhiều điều kì lạ đó. Hãy đến Sapa để khám phá nhé.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015

Kì vĩ thác tình yêu ở Sapa


Sapa được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều thắng cảnh kì vĩ và tuyệt đẹp. Thác tình yêu ở Sapa được nhiều khách du lịch biết đến, nơi đây đã trở thành một điểm du lịch quan trọng của Sapa.
Thác Tình Yêu - SaPa nằm ở xã San Sả Hổ, cách thị trấn SaPa - Lào Cai 4km theo hướng Tây Nam. Thác nằm trên dòng suối Vàng, bắt nguồn từ đỉnh Fansipan huyền thoại, hai bên rìa thác là thảm thực vật xanh tốt. Do nằm sâu trong vườn quốc gia Hoàng Liên, lại là địa điểm mới được đưa vào khai thác du lịch, nên thác Tình Yêu vẫn giữ được vẻ quyến rũ nguyên sơ vốn có.

Tên gọi thác Tình Yêu bắt nguồn từ truyền thuyết về truyện tình của chàng trai Ô Quí Hồ, con trai cả của thần rừng với nàng tiên thứ 7. Truyền thuyết kể rằng, xưa kia, các nàng tiên rất hay lui tới dòng thác này chơi đùa tắm mát. Trong một lần dạo chơi, nàng tiên thứ 7 đã vô tình bắt gặp chàng trai Ô Quí Hồ đang thổi sáo bên dòng suối Vàng. Tiếng sáo của chàng trong trẻo, ngân vang cả núi rừng khiến nàng mê đắm, đến nỗi quên mất rằng màn đêm đã buông xuống, cửa trời đã đóng nên không thể quay về trời. Đêm đó, do không chịu được cái giá lạnh của núi rừng, nàng đã đến bên bếp lửa của chàng Ô Quí Hồ sưởi nhờ và chuyện tình của 2 người đã nảy nở từ đó. Nhưng rồi một ngày, nhà trời phát hiện và cấm nàng mãi mãi không được xuống trần gian. Vì quá thương nhớ, nàng đã chết và hóa thành con chim lông vàng, ngày ngày bay quanh cổng trời kêu 3 tiếng Ô Quí Hồ da diết mãi không nguôi.

 
Thác Tình Yêu - Sapa

Để đến thác Tình Yêu, du khách sẽ phải đi trên một con đường đất đỏ, xuyên qua rừng trúc bạt ngàn xanh mướt, xen kẽ dưới rừng trúc là những cây hoa đỗ quyên rừng đua nhau khoe sắc quanh năm. Đi hết con đường đất đỏ, du khách sẽ bắt gặp dòng suối Vàng, men con suối lên thượng nguồn, du khách sẽ đến được thác Tình Yêu.

Thác Tình Yêu ngày đêm tuôn những cột nước trắng xóa, dữ dội từ độ cao gần 100m, mang theo cái giá lạnh thấu xương từ đỉnh Fansipan vời vợi lưng trời. Nhìn từ xa, dòng thác trông như một chiếc nón khổng lồ, tuôn những dòng nước trong vắt, mát lạnh xuống một bồn tắm thiên nhiên, nơi những nàng tiên trong truyền thuyết vẫn thường đắm mình. Hai bên thác là thảm thực vật xanh tốt, những bụi trúc gai cùng những thảm cỏ xanh mượt. Nếu may mắn đến thăm thác vào ngày có nhiều sương mù, cảnh vật xung quanh mờ ảo sẽ khiến du khách có cảm giác như đang lạc bước giữa chốn bồng lai.

Thác Tình Yêu SaPa đang dần trở thành điểm đến hấp dẫn, một cái tên quen thuộc với những người yêu du lịch. Đến thăm thác Tình Yêu, du khách sẽ không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên hoang sơ quyến rũ, mà còn có thể đắm mình trong dòng nước mát lạnh, ngả đầu lên một tảng đá rêu phong và để mặc cho dòng nước trong vắt gột bỏ mọi lo toan, mệt nhọc của cuộc hành trình dài. 
Nếu có cơ hội đến Sapa thì bạn đừng bỏ qua việc đến tham quan thác tình yêu đẹp và mộng mơ này nhé. Chúc bạn có một chuyến đi vui vẻ.
Nguồn: Sưu tầm